Sinh Vật Trong Nước

Sinh Vật Trong Nước

Từ tháng 8 đến nay, Emma Li đã gửi 300 đơn xin việc nhưng chỉ được gọi phỏng vấn bốn lần.

Các sản phẩm cần kiểm tra nhập khẩu

Những hàng hóa không nằm trong hàng hóa bị cấm nhập khẩu sau cần phải được kiểm tra khi nhập khẩu. Trong số đó cũng có các loại thực vật cần phải kiểm tra trước tại nước xuất khẩu và cần cần biện pháp kiểm dịch đặc biệt.

Tùy theo nước sản xuất, nước xuất khẩu, chủng loại thực vật mà quy định nhập khẩu sẽ khác nhau. Xác nhận danh mục các sản phẩm chính tại  “Cơ sở dữ liệu liên quan đến điều kiện nhập khẩu”(Tiếng Anh).

Ví dụ về chủng loại thực vật cần phải làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu

Hàng hóa bị cấm nhập khẩu (Hàng cấm nhập khẩu)

Trường hợp nếu lỡ như côn trùng gây bệnh xâm nhập, ước tính sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho các sản phẩm nông nghiệp, do vậy thực vật có nguy cơ mang côn trùng gây bệnh từ các nước, các khu vực đã phát sinh côn trùng gây bệnh nguy hiểm dù đã kiểm tra nghiêm ngặt khi nhập khẩu sẽ bị cấm nhập khẩu.  Tuy nhiên, các sản phẩm trong danh mục dưới đây bị cấm nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, khu vực.

Sản phẩm không cần kiểm tra nhập khẩu

Các sản phẩm đã qua chế biến có nguyên liệu là thực vật không có nguy cơ tồn tại hoặc bị côn trùng gây bệnh bám vào nên có trường hợp không cần phải làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu.  Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Trạm bảo vệ thực vật.

Thủ tục khi nhập khẩu thực vật từ nước ngoài (Trường hợp mang thực vật vào theo đường hàng hóa xách tay)

Cho dù là sản phẩm mua ở cửa hàng miễn thuế hay quà lưu niệm với số lượng nhỏ thì tất cả các loại thực vật đều cần phải được làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu để xác nhận không có côn trùng gây bệnh bám vào.  Trước khi làm thủ tục kiểm tra hải quan, vui lòng làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu ở quầy kiểm dịch thực vật.

Kiểm tra nhập cảnh → Kiểm tra thực vật nhập khẩu (quầy kiểm dịch thực vật) → Kiểm tra hải quan

Đưa cho cán bộ bảo vệ thực vật ở quầy kiểm dịch thực vật Giấy chứng nhận đã kiểm tra (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hay còn gọi là phytosanitory certificate, cũng có nơi sử dụng dạng thẻ) do cơ quan bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu đã cấp.  Khi đã thông qua thủ tục kiểm tra nhập khẩu, sản phẩm sẽ được đóng dấu “Xác nhận đã thông qua kiểm tra nhập khẩu thực vật”. Trường hợp thực vật không có con dấu xác nhận này sẽ không thể làm thủ tục kiểm tra hải quan.  Như vậy, có những thực vật không cần có giấy chứng nhận kiểm tra nên để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đến Trạm bảo vệ thực vật. Trường hợp mang theo thực vật mà không làm thủ tục kiểm tra sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật bảo vệ thực vật.

Q1: Thời gian làm thủ tục kiểm tra nhập khẩu mất khoảng bao lâu? Có mất phí không? A1: Tùy theo số lượng và chủng loại thực vật mà thời gian kiểm tra sẽ khác nhau, nhưng hầu hết đều hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn. Và không mất phí. Q2: Trường hợp nhập khẩu thực vật là hàng hóa gửi riêng thì cần cái gì? A2: Trong trường hợp này, nếu có thể hãy yêu cầu đại lý thông quan (đại lý vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài) nộp “Giấy chứng nhận đã kiểm tra” (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hay còn gọi là phytosanitary certificate) do Cơ quan bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cấp, cho Trạm bảo vệ thực vật khi làm thủ tục kiểm tra hàng hóa gửi riêng (hàng hóa kí gửi). Q3: Có gì cần lưu ý khi mang thực vật từ nước ngoài vào bằng đường bưu điện quốc tế hoặc chuyển phát nhanh quốc tế không? A3: Để việc kiểm tra nhập khẩu bưu phẩm được tiến hành chính xác, yêu cầu người gửi khi gửi bằng đường bưu điện quốc tế ghi rõ vào mẫu tờ khai hải quan (Declaration Form) đính kèm hoặc ghi ở bên ngoài kiện hàng để có thể nhận biết được là có thực vật ở bên trong (ví dụ ghi là “có thực vật ở bên trong”). Cần chú ý rằng Luật bảo vệ thực vật không cho phép nhập khẩu thực vật thông qua các loại thư tín, giấy tờ bưu chính, ngoại trừ các gói hàng nhỏ hay các bưu kiện cỡ nhỏ. Chuyển phát nhanh quốc tế, cũng tiến hành giống như hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Ngoài ra, cũng có công ty chuyển phát nhanh quốc tế không tiếp nhận vận chuyển thực vật cần phải kiểm tra nhập khẩu, nên hãy xác nhận trên trang web của công ty chuyển phát nhanh quốc tế trước. Q4: Trước khi nhập khẩu thực vật, có cần phải xin “Giấy phép nhập khẩu” do Trạm bảo vệ thực vật Nhật Bản cấp không? A4: Ở nước ngoài, khi nhập khẩu thực vật vào nước mình, cũng có nước áp dụng quy định nhập khẩu bắt buộc phải có “giấy phép nhập khẩu (import permit)” do cơ quan bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu cấp. Ở Nhật Bản không áp dụng quy định, này nên không cần phải lấy “Giấy phép nhập khẩu” trước khi nhập khẩu. Thông tin liên lạc liên quan đến trang này (Tiếng Anh)

Quy định trong trường hợp mang thực vật từ nước ngoài vào Nhật Bản

Trường hợp mang thực vật từ nước ngoài vào Nhật Bản bằng đường hàng hóa, hàng hóa xách tay, bưu phẩm, để đề phòng việc côn trùng gây bệnh bám vào thực vật sau đó xâm nhập vào Nhật Bản, bất kể số lượng hay mục đích sử dụng tất cả thực vật đều cần phải được kiểm tra nhập khẩu.

Xác định sự phân loại các quy định dựa theo sự kết hợp của các loài thực vật có nguy cơ bị côn trùng gây bệnh bám vào với nước nơi phát sinh côn trùng gây bệnh đó, ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng gây bệnh. Cách phân loại quy định như sau: