Xu Hướng Kinh Doanh Du Lịch

Xu Hướng Kinh Doanh Du Lịch

Sự phát triển của công nghệ smartphone – điện thoại thông minh, con người có thể truy cập website mọi lúc, mọi nơi. Mở ra cơ hội cho ngành kinh doanh du lịch điện tử với dịch vụ đặt tour online.

Xu hướng đặt tour du lịch điện tử ngày phát triển từng ngày

Trên thực tế hiện nay, xu hướng đặt tour bằng internet cho các hoạt động du lịch ngày càng tăng nhanh. Không chỉ thế, tại Việt Nam, nhiều người còn có thói quen tìm kiếm các thông tin đến các tour du lịch, các khách sạn, resort nghỉ dưỡng trên các website du lịch lớn và sau đó mới quyết định đặt tour.

Một khảo sát khách du lịch quốc tế tại Việt Nam năm 2017 cho thấy: “71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên internet và có 64 % lựa chọn đặt tour du lịch trực tuyến đến Việt Nam.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong du lịch. Tỷ lệ này sẽ ngày càng được nâng cao và đẩy mạnh trong những năm tiếp theo.

Cụ thể, là số lượng từ khóa tìm kiếm bằng tiếng Việt là 5 triệu lượt với các chủ đề xoay quanh về các tour trong nước, tour nước ngoài, các loại hình du lịch và địa điểm, đặt phòng khách sạn. Vào mùa du lịch đạt tới mức độ cao điểm thì con số đó còn tăng lên một cách chóng mặt. Như vậy, có thể thấy rằng, với tình hình hiện nay, thì ngành du lịch sẽ có khả năng còn phát triển hơn nữa và không ngừng vươn tới những dịch vụ và nhu cầu cao hơn.

Chính vì thế, các công ty du lịch cần đổi loại hình kinh doanh truyền thống tại văn phòng sang kinh doanh bán tour trực tuyến trên website chính.

Tuy nhiên, các công ty, đại lý du lịch hiện nay tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và yếu thế hơn so với các công ty, đại lý du lịch nước ngoài về cả vốn và công nghệ. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được vấn đề này?

Giải pháp kinh doanh cho các công ty du lịch hiện nay

Giải pháp rất đơn giản là xây dựng một ứng dụng website du lịch. Hiện nay, thói quen lướt web để lấy thông tin của nhiều người ảnh hưởng khá nhiều đến việc kinh doanh bán tour. Đây là cách tốt nhất để có thể tương tác và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Không chỉ thế, sau khi đặt tour, du khách hoàn toàn có thể thanh toán trực tuyến bằng các phương thức khác nhau như: ví điện tử, ATM, Visa, qua các cổng thương mại điện tử hay các ứng dụng trên điện thoại di động. Việc chuyển sang internet sẽ mang lại cho công ty du lịch rất nhiều lợi thế như:

Tiếp đó, ở thời điểm hiện tại, các đại lý du lịch (OTA- Online Travel Agency) đang chiếm lĩnh thị phần trên thị trường du lịch rất lớn, các công ty du lịch muốn bán tour nhanh chóng và hiệu quả phải liên kết với các đại lý này để quảng bá và trả một khoản phí hoa hồng không hề nhỏ. Đây chính là một cản trở không hề nhỏ trong kinh doanh du lịch, khi vào mùa du lịch cao điểm, rất nhiều website chết đứng vì lượt truy cập quá tải, lượng dữ liệu truy xuất vô cùng phức tạp, giá lại cao.

Không chỉ vậy, khi thị trường du lịch luôn trong tình trạng biến động không ngừng qua từng thời điểm khác nhau thì việc quảng cáo và tiếp thị cũng là một vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản trị. Khi mà các kênh OTA đòi hỏi sự chuyên nghiệp cũng như chỗ đứng vững và đặt vấn đề giá cả lại cao thì nhiều doanh nghiệp, công ty du lịch chưa chắc đã có thể đáp ứng đủ để làm được chiến dịch này.

Và thêm một ý nữa là, khi kinh doanh trực tuyến như vậy, rất khó để khách hàng có thể đánh giá được đâu là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, tất cả đều được kinh doanh một cách công bằng và không tốn nhiều chi phí để chi cho các khoản khác. Điều này cũng tăng được sự chuyên nghiệp cũng sự tạo được niềm tin và sự tin tưởng trong suy nghĩ của du khách.

Nhưng nên xây dựng cái gì: một trang web hay một ứng dụng di động? đó là một câu hỏi khó. Nhưng để tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao, xây dựng website du lịch sẽ là một lựa chọn hoàn hảo bởi:

Mở rộng thị trường, tăng khả năng thu hút, tiếp cận với khách hàng tiềm năng

Đem lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn

Dễ dàng triển khai nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Tóm lại, với những yếu tố trên đây, nếu các doanh nghiệp vận dụng vào việc kinh doanh thật tốt thì chắc chắn việc bán tour nhanh chóng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong tương lai không xa, các công ty du lịch sẽ phải kết hợp hệ thống đặt tour du lịch trực tuyến một cách chuyên nghiệp hơn nữa, bởi kinh doanh online bây giờ đã khá phát triển và xu hướng sử dụng các dịch vụ quan internet trở thành xu hướng. Hi vọng rằng, với kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ góp phần giúp cho việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho biết, ngành Du lịch Việt Nam đang phục hồi rất tích cực. Năm 2023, Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế, cao gấp 3,5 lần so với năm 2022, vượt mục tiêu đặt ra ban đầu (8 triệu lượt). Mức độ phục hồi ngành là 70% so với năm 2019 - thời điểm trước khi dịch xảy ra.

Ông Hồ An Phong nêu thống kê, 3 tháng đầu năm 2024 đã có trên 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù một số thị trường truyền thống của ta chưa phục hồi hoàn toàn, như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga... tuy nhiên nhiều thị trường khác đã phục hồi vượt mức năm 2019, tạo động lực kéo tổng lượng khách quốc tế trong quý I/2024 cao hơn cả mức trước dịch.

"Tuy nhiên, mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang tăng nhanh nhưng lượng khách mà các doanh nghiệp lữ hành phục vụ lại không tăng nhiều. Tình trạng này đã được nhận diện thông qua nhiều ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp lữ hành trong suốt thời gian qua.

Hình thức đi du lịch không theo tour hay du lịch tự túc đang ngày càng trở nên phổ biến.

Điều này cho thấy hình thức đi du lịch không theo tour hay du lịch tự túc đang ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này càng được thúc đẩy bởi sự “lên ngôi” của chuyển đổi số. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh trong tay, khách du lịch đã có thể tự tìm kiếm và đặt dịch vụ một cách rất thuận tiện thông qua các nền tảng trực tuyến", ông Hồ An Phong nói.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt vấn đề: Mô hình kinh doanh theo hướng B2B mà nhiều doanh nghiệp đang tập trung trong thời gian qua liệu có còn phù hợp khi các đối tác ở nước ngoài đang có những thay đổi trong chiến lược thị trường. Phải chăng dịch chuyển trọng tâm sang mô hình B2C trực tiếp hướng đến khách du lịch là yêu cầu cấp thiết hiện nay?

Theo ông Hồ An Phong, xu hướng mới đặt ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nếu muốn tồn tại và phát triển cần thích ứng linh hoạt và chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp.

Trong sự dịch chuyển sang mô hình B2C, yếu tố chuyển đổi số đóng vai trò sống còn. Việc ứng dụng công nghệ và mở rộng diện tiếp cận thị trường thông qua các nền tảng số sẽ mang lại cơ hội tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam để thu hút khách hàng là những vị khách du lịch quốc tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch chủ động thích ứng và khai thác hiệu quả các cơ hội do xu hướng du lịch mới mang lại, trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện nhiều nội dung quan trọng trong thời gian tới.

Trong đó, Bộ sẽ đẩy mạnh các hoạt động, chiến dịch quảng bá xúc tiến, truyền thông thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam tại các thị trường nguồn; nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ/đầu tư xây dựng các nền tảng hội chợ, triển lãm B2C, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm dịch vụ, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thông tin, tiếp cận khách hàng trên môi trường số.

Cùng với đó, Bộ xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động thu thập, trao đổi, mua bán thông tin để cập nhật vào cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, tái cấu trúc doanh nghiệp; hỗ trợ thu hút, đào tạo lại lao động, quản trị rủi ro...