Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Lấy container từ cảng/xe tải trống giao đến kho đóng hàng
Theo thông tin trên booking, công ty xuất khẩu và forwarder sẽ phối hợp điều xe đến kho đóng hàng.
Thời gian đóng tốt nhất là 2 ngày trước khi cut off VGM, không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
VD: theo booking thì VGM cut off là 01 Feb 2024 11:59, tức 12h trưa ngày thứ 5. Thời gian đóng hàng tốt nhất là sáng thứ 3 và giao đến cảng trong thứ 3. Vì nếu có kiểm hóa, lấy mẫu kiểm dịch bạn vẫn còn thời gian buổi chiều thứ 3, cả ngày thứ 4 và sáng thứ 5 để xử lí.
Trường hợp VGM Cut off là: 05 Feb 2024 11:59, tức 12h trưa ngày thứ 2. Vậy hàng phải được đóng xong và giao đến cảng trong thứ 6 và tốt nhất là sáng thứ 6. Vì nếu có kiểm hóa, lấy mẫu kiểm dịch bạn vẫn còn thời gian buổi chiều để xử lí hoặc có trục trặc vẫn còn sáng thứ 2.
Có thể bạn thắc mắc nếu cut off vào thời gian như trường hợp trên tại không đóng sớm hơn vài ngày mà mọi việc có vẻ gấp rút?
Đối với hàng xuất, thời gian bạn được nhận cont rỗng trước khi xuất hàng chỉ có 5 ngày, hãng tàu cũng cần thời gian điều phối container nên nếu có yêu cầu lấy container rỗng để đóng hàng sớm bạn có thể phải trả thêm phí lưu container.
Quy trình làm hàng lẻ, đóng hàng bằng xe tải cũng tương tự như vậy. Forwarder sẽ cung cấp lịch trình cho công ty xuất khẩu thay vì hãng tàu.
Với hàng air cũng tương tự như vậy.
Công việc này trách nhiệm lấy cont rỗng/xe tải giao đến kho và chuyển về cảng là của forwarder, đóng hàng là trách nhiệm của công ty xuất khẩu.
Sau khi đóng hàng xong, cả 2 bên sẽ đối chiếu tờ khai nháp, invoice, packing list và điều chỉnh theo số lượng hàng thực tế.
Tờ khai hải quan được công ty xuất khẩu kiểm tra và xác nhận truyền chính thức lên hệ thống hải quan.
Trước khi lấy phân luồng tờ khai, công ty khai báo hải quan sẽ đính kèm toàn bộ chứng từ của lô hàng lên hệ thống. Vì nếu không đính kèm chứng từ, tờ khai phân luồng xanh sẽ được thông quan ngay lập tức, bạn sẽ không thể đính kèm chứng từ được nữa và lô hàng không hợp lệ, phải sửa tờ khai sau thông quan để bổ sung chứng từ.
Sau khi đính kèn chứng từ, công ty khai báo hải quan sẽ lấy phân luồng và được hệ thống trả về phân luồng xanh, vàng hoặc đỏ.
SI là viết tắt của Shipping Instruction (hướng dẫn vận chuyển), công ty xuất khẩu sẽ cung cấp hướng dẫn cho forwarder hoặc hãng tàu để làm bill tàu.
SI thường được làm trước khi khai báo hải quan do các thông tin để làm SI đã có sẵn. Tuy nhiên, theo Vngrow thì thời gian làm SI cũng tương tự như khai báo hải quan. Nên chuẩn bị trước và khi đóng hàng xong sẽ có nội dung cuối cùng.
Bạn không cần quá lo lắng vì thấy có quá nhiều thông tin. Tất cả thông tin trên SI đều chỉ là nhập liệu từ booking và hợp đồng ngoại thương.
SI chỉ là một bảng liệt kê các dữ liệu, không có form mẫu quy định nào. Các công ty forwarder thường có sẵn form mẫu gửi khách là hàng để dễ kiểm tra thông tin, tránh thiếu sót.
Bạn có thể khai báo VGM online trên hệ thống cảng hoặc sân bay. Các thông tin khai báo chỉ cần nhập liệu theo booking.
Sau khi hàng đến cảng, căn cứ vào phân luồng tờ khai mà công ty xuất khẩu / forwarder sẽ đến cảng làm các thủ tục hải quan.
Tờ khai sẽ được thông quan ngay.
Bạn cần mang chứng từ đến chi cục hải quan mở tờ khai để hải quan kiểm tra chứng từ và hoàn thành các thủ tục về thuế, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (nếu có) mới được thông quan.
Hàng hóa sẽ được hải quan kiểm tra hàng thực tế. Bạn sẽ mang chứng từ và hàng hóa đến khu vực kiểm hóa để hải quan kiểm tra hàng và tất nhiên cũng phải hoàn thành các thủ tục về thuế, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (nếu có) mới được thông quan.
Khi có tờ khai luồng đỏ, bạn sẽ vào website của cảng, sân bay để đăng ký hạ bãi kiểm hóa và đóng phí kiểm hóa online ngay trên website.
=> Sau khi kiểm hóa và thông quan, nhân viên hiện trường làm thủ tục hải quan sẽ bấm seal hãng tàu chính thức. Hàng lẻ đi cảng và sân bay sẽ không có seal.
Hàng xuất chỉ cần có booking bạn đã có thể khai hải quan. Do đó việc làm bill có thể thực hiện sau khi hàng thông quan.
Thông tin trên bill là những gì bạn đã cung cấp trong SI. Bạn chỉ cần kiểm tra lại thông tin một lần nữa và xác nhận.
Hàng hóa xuất châu Á sẽ do hàng tàu khai báo manifest. Hàng xuất châu Âu khai báo ENS, xuất Mỹ khai báo AMS sẽ do forwarder thực hiện.
Sau khi lô hàng xuất khỏi cảng, sân bay, quá trình còn lại sẽ do forwarder theo dõi, cập nhật cho công ty xuất khẩu.
Khi hàng đến nước nhập khẩu, forwarder sẽ thông báo cho công ty xuất khẩu (shipper) có cho công ty nhập khẩu lấy hàng không.
Đến đây gần như là trách nhiệm của người xuất khẩu gần như đã hết vì các doanh nghiệp Việt Nam có tập quán mua CIF, bán FOB. Việc bán hàng giao đến cảng người mua là rất ít và giao hàng đến tận kho càng ít hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Quy trình nhập khẩu hàng hóa để hiểu rõ hơn về cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
══════════════════════ Xem thêm tại: Website: https://www.dichvuxnk.com/ FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow Email: [email protected] – [email protected] Hotline: 0901 40 40 20
Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá bao gồm nhiều khâu quan trọng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chi tiết các thông tin và quy trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được Mison Trans giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Đối với chủ doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào thì bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đăng ký kinh doanh. Sau khi có được nguồn hàng từ đối tác nước ngoài cung cấp thì tiến tới ký hợp đồng ngoại thương.
Hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm các điều khoản, giấy tờ cần thiết để nhận hàng khi đến Việt Nam và phương thức thanh toán… → Chi tiết tại: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài cần những gì?
Phương thức thanh toán thường được sử dụng sẽ là L/C vì seller nước ngoài không tin tưởng lắm về việc thanh toán trực tiếp TTR của các doanh nghiệp VN.
Bộ chứng từ nhập khẩu đầy đủ gồm:
Đây là những giấy tờ căn bản để có thể mở tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa. Trong một số trường hợp cụ thể cần thêm một số loại khác có liên quan.
Trước khi hàng từ nước ngoài về đến Việt Nam sẽ có Giấy báo (tàu) đến thông báo cho bạn biết về chi tiết lô hàng gồm các thông tin như thời gian, địa điểm nhận hàng khi hàng chính thức về đến Việt Nam.
Ngoài ra thông báo sẽ kèm theo việc yêu cầu bạn đến nhận hàng.
Trong Giấy báo (tàu) đến sẽ có ghi rõ các chứng từ cần thiết để nhận lệnh giao hàng (Delivery Order).
Sau khi đã có D/O trong tay, doanh nghiệp nhập khẩu phải mang nó cùng 1 số chứng từ khác như Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Hợp đồng, Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)… để ra Hải quan và mở Tờ khai Hải Quan.
Các chứng từ này Ngân hàng bên bán sẽ gửi cho Ngân hàng của bạn trước khi hàng về 1 thời gian để bạn có thể kiểm tra và thông báo điều chỉnh nếu phát hiện lỗi của chứng từ.
Các lỗi thường gặp như thông tin không khớp với hàng hóa, sai ngày, sai mã hàng, sai tên hoặc trọng lượng/ thể tích hàng hóa…
Để có chứng từ này thì chủ doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp tiền để Ngân hàng của bạn ký hậu, chuyển giao quyền nhận hàng lại cho bạn.
Sau khi mở Tờ khai Hải quan thì Hải quan, hàng hóa sẽ được kiểm tra xem có khớp với thông tin trong Hợp đồng, Invoice, Packing List cũng như C/O không, nếu khớp thông tin thì bạn có thể vận chuyển hàng của mình về kho bằng container hoặc xe tải.