Những Câu Chuyện Phật Pháp Nhiệm Màu

Những Câu Chuyện Phật Pháp Nhiệm Màu

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Câu chuyện logo của các hãng xe

Có phải cái vòng xanh trắng trên mũi chiếc BMW là biểu hiện của cánh quạt gió giữa trời? Hay 4 hình tròn của Audi là 4 chiếc bánh xe? Tính đến hiện tại đã có gần 800 thương hiệu xe ô tô trên toàn thế giới.

Ông Jack Gernsheimer, giám đốc Nghệ Thuật tại công ty Partners Design Inc., một người có 40 năm kinh nghiệm trong kỹ nghệ quảng cáo, cha đẻ của hơn 500 logo sản phẩm trên thị trường, đã viết:

“Khi thiết kế logo cho một sản phẩm, điều cần thiết là phải làm cho nó sống qua nhiều thế hệ.”

Acura là hãng xe sang của Honda, ra mắt năm 1986 tại thị trường Mỹ và Canada. Nhiều người cho rằng logo Acura giống chữ A, tương tự kiểu cách điệu chữ H trong logo Honda. Nhưng thưc tế logo Acura là cách điệu của thước kẹp kiểu com pa, ý nói sự tinh tế, tỉ mỉ, chính xác.

Con bọ cạp biểu tượng cho cung Hổ Cáp, cung hoàng đạo của nhà sáng lập Carlo Abarth (1908-1979). Phía trên cùng là cờ Italy, và phần màu đỏ trên logo là màu của đội đua Italy. Abarth ngày nay là nhánh phụ của thương hiệu ôtô thể thao Fiat.

Alfa là từ viết tắt của Anonima Lombarda Fabbrica Automobili, còn Romeo là họ của Nicola Romeo (1876-1938), doanh nhân đã mua công ty này năm 1915. Chữ thập màu đỏ bên trái logo là biểu tượng của Milan, còn bên phải là con rắn lục viper đầu đội vương miện đang nuốt một người Moor (nhóm người từ Bắc Phi theo đạo Hồi đã chinh phục và xâm chiếm bán đảo Iberia và nhiều hòn đảo ở Đông Địa Trung Hải trong thời trung cổ), đây là huy hiệu của nhà Visconti, gia đình quý tộc đã cai trị Milan trong lịch sử.

Cái tên Alpina bắt nguồn từ phân xưởng đầu tiên của công ty này (khi đó sản xuất máy đánh chữ) dưới chân dãy Alps. Hình tượng trên logo là bộ chế hoà khí Weber – bộ phận khởi đầu cho mối quan hệ khăng khít của Alpina với BMW – và một chiếc trục khuỷu.

Nửa sau của cái tên là tên của một trong những nhà đồng sáng lập công ty, Lionel Martin, và nửa đầu là tên của cuộc đua leo núi Aston Hill Climb mà ông đã chiến thắng. Biểu tượng “đôi cánh” được chọn năm 1927 tượng trưng cho tốc độ, và được cho là lấy cảm hứng từ “chữ B có cánh” của Bentley.

Nhà sáng lập August Horch (1868-1951) rời khỏi công ty được đặt theo tên ông và không thể tái sử dụng cái tên này cho công ty mới của mình. Con trai ông đã gợi ý cái tên “Audi”: “Horch” trong tiếng Đức nghĩa là “nghe” và “audi” trong tiếng Latin cũng có ý nghĩa tương tự. Logo của Audi bắt nguồn từ logo của Auto Union, liên doanh của bốn thương hiệu Audi, DKW, Horch và Wanderer. Các vòng tròn, đại diện cho mỗi thương hiệu, chồng lên nhau nhằm biểu thị sự liên kết. Màu bạc của các vòng tròn cũng là màu của đội đua Đức.

Bentley lúc đầu chế tạo động cơ máy bay trong Thế chiến I, vì vậy cũng dễ hiểu khi logo có biểu tượng đôi cánh. Màu bạc của logo tượng trưng cho sự tinh tế. Số lông vũ ở mỗi bên cánh không đều nhau, và khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Biểu tượng Bentley do Frederick Gordon Crosby (1885-1943) thiết kế, ông cũng từng làm việc cho Autocar trong vai trò hoạ sĩ vẽ minh hoạ và phác hoạ trong gần 30 năm.

BMW là từ viết tắt các chữ cái đầu của tên hãng ôtô trong tiếng Đức Bayerische Motoren Werke, nghĩa là Nhà máy Ôtô Bavaria. Vòng tròn màu đen ở ngoài có nguồn gốc từ logo của công ty tiền thân của BMW, Rapp, còn màu xanh lam và trắng trong vòng tròn kẻ ca-rô biểu tượng cho cờ của vùng Bavaria.

Chính thức được thành lập vào cuối những năm 1800, Borgward ngừng sản xuất vào những năm 1960 trước khi được Christian Borgward, cháu trai của Carl Borgward, nhà sáng lập hãng xe, khôi phục (với sự giúp đỡ của các nhà đầu tư Trung Quốc) vào thế kỷ 21. Logo hãng xe có hình kim cương gồm các hình tam giác đỏ và trắng giống trên cờ của Bremen, thành phố ở ở Đức nơi công ty được sáng lập.

Hoạ tiết bên trong hình oval biểu thị tên viết tắt của nhà sáng lập hãng xe, Ettore Bugatti (1881-1947). 60 chấm tròn xung quanh viền của hình oval đỏ có hai lai lịch không liên quan đến nhau, hoặc là những viên ngọc trai biểu thị cho sự vương giả, hoặc các bu lông có dây khoá mà Bugatti sử dụng trên động cơ ôtô do chúng không có các vòng đệm hãm.

Hãng xe được đặt theo tên nhà sáng lập gốc Scotland David Buick (1854-1929). Logo ban đầu của Buick chỉ là các từ Buick viết theo các phong cách khác nhau. Năm 1938 hãng mẹ General Motors muốn nhấn mạnh vị thế của hãng xe chỉ là cấp thấp hơn của Cadillac, và ra mắt logo hình khiên, dựa trên phù hiệu của nhà Buik cổ xưa ở Scotland (“Buick” có nguồn gốc từ dòng họ này), kết hợp với hình con hươu và chữ thập. Hình ba chiếc khiên xuất hiện năm 1959 để đánh dấu sự ra đời của ba mẫu xe mới: LeSabre, Invicta và Electra. Năm 1975 Buick chọn biểu tượng chim ưng thay cho logo chính dù biểu tượng hình khiên vẫn xuất hiện ở một số đầu xe. Ngày nay, logo Buick đã được đơn giản hoá nhưng vẫn thể hiện màu đỏ, trắng và xanh lam của nhà Buik, tuy nhiên màu trắng nay được đại diện bằng màu bạc nhằm nhấn mạnh vị thế hạng sang của thương hiệu.

Tên gọi Cadillac bắt nguồn từ người thành lập ra thành phố Detroit, nhà thám hiểm người Pháp Antoine Laumet de la Mothe (1658-1730), người tự phong cho mình tước hiệu sir của Cadillac. Logo khó hiểu của hãng này có nguồn gốc từ chiếc phù hiệu giả của ông, được chế tạo dựa trên huy hiệu thật của người hàng xóm cũ, nam tước xứ Lamothe-Bardigues. Khởi đầu, logo Cadillac gồm 6 hình con chim nhạn không chân, nhưng sau đó được thay thế bằng các góc một phần tư màu vàng với vạch ngang màu đen vào năm 2000.

Logo hình thắt nơ nổi tiếng của Chevrolet được ra mắt sau hai năm thành lập công ty. Logo này lấy cảm hứng từ một thiết kế mà nhà sáng lập gốc Thuỵ Sỹ Louis Chevrolet (1878-1941) nhìn thấy trong một quảng cáo trên báo địa phương, có thể là của công ty khai thác than Coalettes.

Logo đôi cánh nổi tiếng của Chrysler đã được lặp đi lặp lại qua nhiều năm nhưng ban đầu được thiết kế bởi giám đốc thiết kế Oliver Clark của hãng xe. Thiết kế này có hình một con dấu sáp đè lên đôi cánh bạc, với dụng ý biểu thị chất lượng xe của Chrysler. Vào những năm 1940 thiết kế này được thay đổi cùng biểu tượng hình khiên, trước khi trở lại với thiết kế tương tự bản gốc. Mặc dù biểu tượng con dấu sáp không còn, đôi cánh bạc vẫn hiện diện.

Năm 1901, nhà sáng lập công ty André Citroën (1878-1935) tới Ba Lan, nơi ông mua bằng sáng chế cho bánh răng phay rãnh xoắn kép. Hai vạch hình chữ V ngược tượng trưng cho hai bánh răng đối diện nhau trong khớp bánh răng.

Phần đầu của Ram khá tương đồng với thương hiệu xe Dodge nay chỉ xuất hiện trên các xe tải mới thuộc nhánh phụ của Ram, nhánh này đã tách ra độc lập vào 2010. Hiện nay, Dodge mang logo đơn giản hơn và sáng loáng hơn rất nhiều do kết hợp giữa vài sắc thái màu bạc và đỏ. Hai tông màu bạc đại diện cho vẻ cao quý, phẩm giá và sự tinh tế, trong khi hai vạch nghiêng màu đỏ tượng trưng cho sự đam mê và kích động.

Trên đỉnh logo là cờ Italy. Phía dưới là một chiếc khiên màu vàng, màu của thành phố Modena. Các chữ cái “SF” là viết tắt của Scuderia Ferrari (nghĩa là Đội Ferrari), và một chú ngựa ô đang nhảy dựng lên hướng về bên trái. Enzo Ferrari đã chọn logo này sau khi gặp một bá tước có con trai, Francesco Baracca, là một phi công chiến đấu trong Thế chiến I. Con ngựa được sơn trên thân máy bay của anh. Mẹ của Baracca nói Ferrari có thể sử dụng hình con ngựa cho ôtô của ông như một sự may mắn. Người phi công này được cho là đã lấy hình chú ngựa này từ máy bay của một phi công Đức, người đã bị anh bắn hạ, từ Stuttgart. Cho nên hình ảnh con ngựa trên Ferrari tương đồng một cách kỳ lạ với con ngựa trên logo của Porsche, một trong những đối thủ lớn nhất của hãng xe Italy.

Logo hình oval màu xanh quen thuộc của Ford được sử dụng lần đầu tiên năm 1927. Nhưng chữ trên logo đã được sử dụng từ sớm hơn rất nhiều so với lịch sử hãng xe, vào những năm 1900. Trái với lòng tin thông thường, chữ “Ford” trên logo không có nguồn gốc từ chữ ký của nhà sáng lập Henry Ford (1863-1947), mặc dù hãng này đã lập lờ đánh lận con đen hàng năm qua với chiêu marketing thỉnh thoảng lại xác nhận đây là chữ ký của ông trên mọi chiếc Ford. Hãng này đã dự tính hiện đại hoá logo vào những năm 1960, nhưng thay đổi kế hoạch. Như một phần của quá trình nâng khoản vay 23 tỷ USD nhằm hỗ trợ hãng xe tái cấu trúc năm 2006, Ford đã cầm cố logo này như một vật thế chấp.

Hãng xe Trung Quốc Trường Thành sử dụng một chiếc logo có thể tự giải thích tất cả, biểu thị tháp canh trên đỉnh Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, nơi được sử dụng để chứa vũ khí và ra tín hiệu khói. Tuy nhiên, biểu tượng này mang ý nghĩa sâu sắc và tượng trưng cho sức mạnh và sự mãnh liệt đang chảy trôi trong toàn công ty.

Honda thành lập năm 1948 bởi Soichiro Honda – một kỹ sư, nhà sáng chế và tay đua xe. Logo của hãng có thể dễ nhận thấy là một chữ H cách điệu. Chữ H này có phần dưới hẹp, phần trên rộng, biểu hiện cho sự vươn lên phía trước.

Mặc dù trông như logo Honda in nghiêng, logo của Hyundai có cả một câu chuyện phía sau. Nó có ý nghĩa như một cái bắt tay đầy tin tưởng được cách điệu hoá giữa hai người, ngụ ý giữa công ty và người tiêu dùng, với phần nghiêng về phía công ty.

Logo của thương hiệu hạng sang của Nissan được diễn giải theo hai cách chính thức, cả hai đều tập trung vào hình tam giác hướng lên trên. Cách hiểu thứ nhất, đó là một cao tốc, hướng tới tương lai – tương xứng với tên mã “Horizon” của hãng này khi đang trong giai đoạn phát triển. Cách hiểu thứ hai đó là logo biểu thị cho ngọn núi nổi tiếng nhất của Nhật Bản, đỉnh Phú Sĩ, đại diện cho quốc gia của thương hiệu này và là đỉnh cao nhất của chất lượng.

Jaguar ban đầu được gọi là SS Cars, nhưng được đổi tên vào cuối Thế chiến II do mối liên quan tiêu cực với tổ chức cùng tên của Đức quốc xã. Tên Jaguar được đặt theo tên mẫu SS cũ và con báo đốm đang chồm lên biểu tượng cho sự uyển chuyển và tiến về phía trước.

Kia được ghép từ chữ Ki và A trong tiếng Hàn Quốc. Trong đó, chữ Ki phiên âm từ chữ tượng hình có nghĩa là vươn lên, vươn xa, trong khi A đại diện cho Asia – châu Á. Ý nói Kia là vươn ra khỏi châu Á. Logo hãng dễ hiểu, gợi nhớ ngay lập tức bởi đơn giản là viết lại tên.

Nhà sáng lập Christian von Koenigsegg là người Đức, trong đó “Von” trong tên gọi thường dùng cho quý tộc và cái tên von Koenigsegg cho thấy tổ tiên của ông có nguồn gốc là các hiệp sĩ của đế quốc Roman – La Mã thời Trung đại. Các hình thoi màu đỏ và vàng trên logo hãng xe là phiên bản cách điệu hoá của gia huy cổ của dòng họ ông, có nguồn gốc ở vùng Swabia. Hãng xe này tạo ra những chiếc ôtô nhanh nhất thế giới.

Lada ban đầu chỉ là tên dùng cho những chiếc ôtô xuất khẩu, và thương hiệu này được biết tới với tên gọi Zhiguli ở Liên bang Xô viết – đặt theo tên một dãy núi gần nhà máy của hãng xe này ở Volga. Lada là tên gọi của loại tàu chiến dùng trên sông của người Viking, logo của hãng cũng lấy biểu tượng là con tàu này. Màu xanh trên logo được cho là đại diện cho màu nước sông mà con thuyền căng buồm xuôi theo.

Cung hoàng đạo của Feruccio Lamborghini (1916-1993) là Taurus – Kim ngưu. Cảm hứng về chiếc logo này đến từ chuyến thăm một trang trại chăn nuôi có tiếng năm 1962, nơi chăn nuôi bò tót Miura ở tỉnh Seville, Tây Ban Nha. Con bò này cũng được cho là đại diện cho sức mạnh của những chiếc Lamborghini.

Không có định nghĩa chính thức nào về chiếc logo đã xuất hiện từ năm 1986 của Land Rover, nhưng người ta suy đoán rằng màu xanh lục trên logo biểu thị cho tự nhiên và khả năng của Land Rover là hoà vào thiên nhiên, tránh xa thành phố. Bên cạnh đó, vạch nối giữa hai từ ở bên trái và phải là biểu tượng trừu tượng cho khẩu hiệu của hãng xe “Above and Beyond” (Cao hơn và Xa hơn).

Lexus là dự án xe sang mà Toyota thai nghén từ năm 1983, nhưng tới 1989 mới có sản phẩm đầu tiên và logo được hoàn thành từ 1987. Lexus là viết tắt của Luxury Exports to US, xe sang cho thị trường Mỹ. Logo là chữ L cách điệu và bọc bên ngoài là đường oval tương tự logo hãng mẹ Toyota. Cách thiết kế này biểu đạt cho chất lượng, sự năng động.

Mặc dù ý nghĩa phía sau cái tên “Lotus” chưa bao giờ được công bố, nhiều người tin rằng nó có liên quan đến nhà sáng lập công ty Colin Chapman (1928-1982) và hiểu biết của ông về loài hoa sen. Loài hoa này đại diện cho cõi Niết bàn trong triết học Á đông. Màu vàng của logo được cho là đại diện cho những ngày tươi sáng phía trước, còn hình thoi màu xanh rêu ở chính giữa là màu xanh của đội Anh trong giải đua xe quốc tế, cho thấy nguồn gốc xe đua của Lotus. Các chữ cái đan vào nhau ở phần trên logo là các chữ viết tắt của Anthony Colin Bruce Chapman, nhà sáng lập hãng xe Lotus.

Cây đinh ba trên logo Maserati chính là hình ảnh cây đinh ba trên tay bức tượng vị thần La Mã Neptune ở quảng trường Piazza Maggiore, Bologna. Cây đinh ba không chỉ đại diện cho thành phố quê hương của Maserati, mà còn đại diện cho sức mạnh của thần Neptune, vị thần điều khiển các trận động đất, bão tố và ngựa thần.

Cái tên Mazda bắt nguồn từ Ahura Mazda, người sáng lập và Đấng Toàn Năng của Bái hỏa giáo, tôn giáo có vai trò quan trọng trong các nền văn hóa châu Á cổ đại. “Mazda” có nghĩa là “trí tuệ”. Trùng hợp ngẫu nhiên, đây cũng là tên phiên âm sang tiếng Anh của nhà sáng lập hãng xe Jujiro Matsuda (1875-1952). Mazda đã vài lần thay đổi logo kể từ khi thành lập, logo hiện tại được sử dụng từ năm 1996. Chữ M được cách điệu hóa trong hình oval, hình oval tượng trưng cho mặt trời và chữ M biểu thị tên hãng xe. Chữ M cũng trông như một đôi cánh đang trải rộng, biểu tượng cho tinh thần tự do thể hiện của Mazda.

Logo ban đầu của đội đua McLaren là một con chim Kiwi, đại diện cho đất nước New Zealand, quê hương của người sáng lập Bruce McLaren (1937-1970). Vào những năm 1980, đội đua F1 được tặng một thiết kế logo mới, bao gồm các vạch hình chữ V như trên quân hàm từ nhà tài trợ hàng đầu là hãng thuốc lá Marlboro. Năm 1997, logo McLaren lại đổi thành chỉ còn một vạch chữ V với hình dáng khác biệt. Biểu tượng này sau đó được đổi thành “tia chớp” như ngày nay. McLaren nói logo này không có liên quan gì tới Marlboro – thay vào đó có ý nghĩa “đánh thức bản năng hung hãn của các loài động vật ăn thịt và côn trùng”.

Mercedes là tên của con gái của người sáng lập Daimler Emil Jellinek (1853-1918). Benz là họ của Karl Benz (1844-1929), người chế tạo chiếc ôtô thực sự đầu tiên. Khi hai công ty này sáp nhập năm 1926, Mercedes-Benz ra đời. Logo hãng này có nguồn gốc từ một tấm bưu thiếp được Gottlieb Daimler gửi cho vợ trong những năm 1870, trên bưu thiếp ông đánh dấu nơi ông đang sống bằng một ngôi sao ba cánh và viết: “Một ngày ngôi sao này sẽ tỏa sáng trên khắp các nhà máy thắng lợi vẻ vang của chúng ta”. Ngôi sao ba cánh được sử dụng lần đầu tiên trên ôtô vào năm 1910 và ba cánh của ngôi sao tượng trưng cho đất liền, biển cả và bầu trời.

MG là viết tắt của Morris Garages, ban đầu là một phần của doanh nghiệp ôtô do William Morris (1877-1963) thành lập ở Oxford năm 1924. Logo hình bát giác của hãng được chọn từ nhiều mẫu logo MG khác nhau từ các mẫu Morris phổ thông, một vài ôtô thậm chí có cả bảng đồng hồ hình bát giác.

Hãng xe Anh thành lập năm 1959. Năm 1996, BMW mua lại tập đoàn Rover của Anh và tiếp quản các thương hiệu con, trong đó có Land Rover và Mini. Logo hiện nay được Mini dùng từ 2001, trong đó chữ Mini đã rất dễ hiểu, trong khi đôi cánh biểu đạt cho tốc độ và sự tự do.

Không giống các hãng xe khác, cái tên Mitsubishi miêu tả cho logo của hãng xe, chứ không phải ngược lại. “Mitsu” nghĩa là “ba”, còn “Hishi” nghĩa là “củ ấu”, từ thường được dùng để nói đến hình thoi hay hình kim cương. Trong tiếng Nhật, âm “h” sẽ chuyển thành âm “b” khi phụ âm này nằm ở giữa một từ. Biểu tượng ba viên kim cương được nhà sáng lập Yataro Iwasaki (1835-1885) lựa chọn. Logo này gợi nhớ đến cả gia huy hình ba lá sồi của gia tộc Tosa, người chủ đầu tiên của ông, và gia huy hình ba quả trám xếp chồng lên nhau của gia tộc Iwasaki.

Nguồn gốc logo hình đôi cánh của Morgan vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một sự tích kể rằng logo được lấy cảm hứng từ một phi công chiến đấu trong Thế chiến I là Cơ trưởng Albert Ball (1896-1917), người đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Victoria, huân chương quân đội cao quý nhất của Anh. Là chủ sở hữu của mẫu xe ba bánh nguyên bản Aero, ông miêu tả cảm giác phấn khích khi lái chiếc xe giống hệt như khi ông đang lái máy bay.

Nissan là tên viết tắt của Nihon Sangyo (nghĩa là Công nghiệp Nhật Bản), là công ty mẹ của Datsun. Khi cái tên Nissan thay thế Datsun ở đằng sau mỗi chiếc ôtô của hãng này vào những năm 1980, logo của hãng là tên công ty nằm trong hình chữ nhật màu xanh đặt ngang trên một hình tròn màu đỏ. Logo gợi liên tưởng tới quốc kỳ Nhật Bản, mô tả mặt trời đang mọc. Logo của hãng này chuyển sang dùng chất liệu crôm trong những năm 1990 nhằm thể hiện tính hiện đại.

Logo hình chữ “Z” của Opel biểu thị sự tôn kính dành cho dòng xe tải Blitz (nghĩa là tia chớp) đã giúp hãng này hồi sinh sau Thế chiến II. Logo vừa mang hình ảnh tia chớp vừa là chữ cái cuối cùng của tên xe trong tiếng Đức.

Logo của Peugeot là một con sư tử cách điệu đứng trên hai chân sau. Logo này xuất hiện lần đầu năm 1847, rất lâu trước khi Peugeot gia nhập ngành kinh doanh ôtô, và đại diện cho các sản phẩm hàng hóa chất lượng. Từ năm 1923, ôtô Peugeot trang trí thêm một chiếc mũ lên đầu sư tử. Năm 1948, cùng với sự ra mắt của mẫu 203, một chú sư tử thân thuộc hơn xuất hiện – chính là huy hiệu của vùng Franche-Comté ở Pháp, nơi Armand Peugeot (1849-1915) sinh ra. Logo này dần dần đã trở nên góc cạnh hơn so với ban đầu.

Logo ban đầu của Pontiac được giới thiệu bởi General Motors (GM) năm 1926 là biểu tượng mũ thổ dân của người Mỹ bản địa, tôn vinh sức ảnh hưởng từ người Mỹ bản địa của hãng xe. Tuy nhiên, trong một nỗ lực nhằm thu hút khách hàng trẻ GM đã cho ra mắt logo mới năm 1957: chiếc phi tiêu màu đỏ có thể nhận diện được ngay lập tức, đồng thời cũng chia sẻ các giá trị của dân Mỹ bản địa. Pontiac bị đóng cửa năm 2010 khi GM tái cấu trúc.

Logo của Porsche thực chất có liên hệ tới quê hương của thương hiệu này, được viết ở trung tâm logo. Phía dưới là một con ngựa – “Stuttgart” dịch từ tiếng Đức cổ là ‘Stud Garden’. Chiếc gia huy gồm bốn mảnh vây quanh con ngựa được lấy từ huy hiệu của bang Württemberg, được thành lập sau khi Nhà nước quân chủ Đức bị lật đổ năm 1918, và Stuttgart là thủ phủ của bang này. Bộ ba gạc hươu ở phía trên bên trái và phía dưới bên phải đã tồn tại ít nhất từ thế kỷ 10, biểu thị cho vùng Swabia và các khu vực lân cận, còn các sọc đỏ và đen là huy hiệu của công tước Württemberg.

Ram là một trong những hãng xe mới nhất trong danh sách này, mới chỉ được thành lập như một thương hiệu độc lập từ năm 2010, tách ra từ Dodge. Biểu tượng cừu đực đã được Dodge sử dụng trong một thời gian dài. Là một hãng chỉ chuyên sản xuất bán tải, liên tưởng Ram và Dodge với sức mạnh và năng lượng của một chú cừu đực dường như rất hợp lý. Dodge sau này trở thành một thương hiệu hoàn toàn mới.

Biểu tượng của Renaut ban đầu là hình tròn nhưng đổi thành hình kim cương nổi tiếng như bây giờ vào năm 1923, có thể vì nó vừa vặn hơn với kiểu lưới tản nhiệt chẻ đôi trên xe của hãng này. Tên thương hiệu bị loại bỏ và các đường kẻ được lồng vào năm 1972 nhằm khiến logo trông nổi bật hơn.

Ban đầu Rolls-Royce chỉ có logo là hai chữ R lồng vào nhau. Tuy nhiên, nhiều chủ xe muốn có thứ gì đó nổi bật hơn, và một trong số đó, Montagu of Beaulieu (1866-1929), đã uỷ quyền cho bạn của ông, nhà điêu khắc Charles Robinson Sykes (1875-1950), thiết kế ra biểu tượng này. Montagu chọn thư ký và cũng là tình nhân của ông, Eleanor Thornton, làm người mẫu. Sykes ban đầu chế tác một bức tượng nhỏ, mô tả cô gái đặt một ngón tay lên môi và áo choàng tung bay trong gió, tượng trưng cho chuyện tình bí mật của Montagu và Thornton. Do đó, biểu tượng của Rolls-Royce ban đầu có tên là The Whisper (Lời thì thầm). Sau này, Sykes đã sửa đổi bức tượng The Whisper thành phiên bản tương tự như biểu tượng Spirit of Ecstasy ngày nay, và gọi là The Spirit of Speed. Cuối cùng, ông gọi nó là “một nữ thần duyên dáng yêu kiều”, Nữ thần của sự đê mê, người đã chọn việc lướt trên các cung đường như một khoái cảm tột cùng và đậu xuống mũi chiếc Rolls-Royce để tận hưởng sự trong lành của khí trời và điệu nhạc của tiếng váy áo tung bay trong gió.

Logo gripen (quái vật sư tử đầu chim) xuất hiện lần đầu tiên năm 1984, thay thế cho logo miêu tả máy bay. Logo này có nguồn gốc từ huy hiệu của hai vùng Skåne và Götland, lần lượt là quê hương của Scania và Saab. Sinh vật thần thoại này được cho là đại diện của sự cảnh giác.

Logo của Skoda mô tả một mũi tên với ba chiếc lông vũ từ năm 1923. Mũi tên đại diện cho sự vận động, đôi cánh là sự tự do và “con mắt” nằm trong đôi cánh làm tăng độ chính xác. Mặc dù màu xanh lục nay đã được gắn liền với Skoda, nó mới chỉ xuất hiện từ năm 1990, và đại diện cho sự khởi đầu mới mẻ dưới thời chủ mới Volkswagen.

Chữ “C” bạc là viết tắt của compact (gọn), còn mũi tên màu vàng đại diện cho sự tiến tới.

Cánh quạt ở chính giữa trên logo của Spyker gợi nhắc tới điểm xuất phát của công ty Hà Lan là chế tạo máy bay, trong khi đó dòng chữ Latin bên dưới là phương châm của công ty – “Bền bỉ, không có con đường nào là không thể vượt qua”.

Trong tiếng Hàn, Ssangyong nghĩa là “hai con rồng”, và logo thương hiệu là sự mô tả một cách cách điệu hoá biểu tượng này.

Subaru ban đầu là bộ phận ôtô của Công ty Công nghiệp nặng Fuji (FHI). Subaru trong tiếng Nhật nghĩa là “liên kết với nhau” và là tên được đặt cho cụm sao Thất Nữ, được sử dụng ban đầu trên logo của hãng xe này. Cụm sao đã bị biến đổi đôi chút, với ngôi sao lớn hơn nằm bên trái tượng trưng cho FHI và năm ngôi sao nhỏ hơn là các công ty sáp nhập để tạo nên Subaru. Nền của logo có màu xanh lam, giống với màu của cụm sao Thất nữ.

Tên của hãng xe điện này được đặt theo tên của người thiết kế ra hệ thống điện xoay chiều, Nikola Tesla (1856-1943); mẫu xe đầu tiên của Tesla, Roadster, sử dụng một môtơ có nguồn gốc từ thiết kế đầu tiên của ông. Chữ “T” được cách điệu của logo tượng trưng cho mặt cắt ngang của một môtơ điện, với phần trụ đứng biểu tượng cho trục rotor và đường cong phía trên là một phần của stator.

Các biểu tượng hình oval bên trong tượng trưng cho trái tim của khách hàng và trái tim của hãng xe, chồng lên nhau nhằm thể hiện mối quan hệ lâu dài cùng có lợi và sự tin tưởng, đồng thời cũng tạo thành hình chữ “T” cho Toyota. Hình oval bên ngoài tượng trưng cho thế giới đang ôm lấy Toyota. Mỗi hình oval được vẽ với các nét thanh đậm khác nhau, thể hiện nghệ thuật thư pháp và văn hoá Nhật Bản. Phần nền còn lại bên trong logo biểu thị các giá trị mà Toyota hướng tới: chất lượng, giá trị, niềm vui khi lái xe, cách tân, và tính nhất quán trong sự an toàn, trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Vauxhall là tên gọi được đặt theo một khu vực ở phía nam London, nơi ban đầu hãng xe này đóng trụ sở. Bản thân cái tên là cách viết chệch đi của “Fulk’s Hall”, ngôi nhà được xây bởi Falkes de Breauté, một người lính đánh thuê trong thế kỷ 13, người có quyền sở hữu khu vực này nhờ vào việc kết hôn. Gia huy của anh này mô tả một quái vật đầu chim mình sư tử, đang cầm một lá cờ có chữ “V”, được sử dụng trên logo của hãng xe này ngày nay.

Chữ V là viết tắt của VinFast, và cũng là biểu hiện cho Vingroup, Việt Nam và vươn lên.

Cái tên Volvo có nguồn gốc từ từ tiếng Latin có nghĩa là “lăn”. Logo của Volvo là một hình tròn có mũi tên chỉ lên theo đường chéo sang bên phải, đến từ kí hiệu La Mã cho sao Hoả, thần chiến tranh. Do đó, biểu tượng này cũng đại diện cho sắt, như các loại vũ khí được làm từ kim loại này vào thời đó. Các nhà sáng lập của Volvo cũng từng hoạt động trong ngành công nghiệp sắt nhiều năm, và sắt có các đặc tính như có độ bền, an toàn và sức chịu khoẻ, những gì chúng ta cần ở một chiếc ôtô. Logo của Volvo ngày nay được dùng chung bởi Volvo Cars – do tập đoàn Geely Trung Quốc sở hữu – và Volvo Trucks – do tập đoàn Volvo làm chủ.

Hãng xe Đức thành lập năm 1937, nhưng lịch sử về dòng xe Volkswagen thì phải nhìn lại từ năm 1933. Khi ấy, tại một showroom ôtô ở Berlin, Adolf Hitler truyền tải ý tưởng về một chiếc xe dễ tiếp cận cho mọi người, đi cùng ý tưởng xây dựng đường cao tốc Autobahn. Từ đó dòng xe con bọ Beetle ra đời và kéo dài tới ngày nay. Tên xe Volkswagen thể hiện đúng ý tưởng “xe của mọi người” mà Hitler đưa ra. Trong tiếng Đức Volks nghĩa là mọi người, trong khi wagen là xe hơi. Logo của hãng đơn giản với chữ V ở trên và W ở dưới bọc lấy chữ V, nhìn tổng thể như một chữ W lớn. Vòng tròn bọc bên ngoài đơn giản là giúp chữ W được nổi bật hơn. Màu xanh trong logo thể hiện cho sự cao cấp, trong khi màu trắc là vẻ duyên dáng, thuần khiết.