CEN BẮC NINH đơn vị hàng đầu tại Bắc Ninh trong tư vấn, truyền thông, phân phối các dự án bất động sản. Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, kiến thức chuyên sâu, chúng tôi cam kết mang tới khách hàng sản phẩm tốt, dịch vụ tốt…
Xuyên đêm gia cố đê, bảo đảm an toàn cho cộng đồng
Trong những ngày qua, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn trên diện rộng tại Bắc Ninh đã gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Đáng chú ý, nước sông dâng cao đã gây ngập úng tại các vùng trũng thấp ven sông địa bàn các xã Tam Giang, Hòa Tiến, Dũng Liệt (huyện Yên Phong); phường Hòa Long (thành phố Bắc Ninh); xã Tân Chi (huyện Tiên Du), thôn Quế Ổ, xã Chi Lăng và xã Hán Quảng (thị xã Quế Võ)…
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn động viên lực lượng xử lý chống tràn mặt đê bối Đẩu Hàn, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.
18 giờ ngày 10/9 mực nước sông Cầu, tại khu phố Đẩu Hàn, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã vượt mức báo động 3 và có nguy cơ tràn qua đê bối vào khu phố gây ngập lụt cục bộ. Khu phố Đẩu Hàn có 450 hộ với gần 2.000 nhân khẩu, nằm phía ngoài đê sông Cầu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu chính quyền địa phương và các lực lượng hỗ trợ di chuyển toàn bộ người dân đến nơi an toàn trước 21 giờ đêm 10/9; hỗ trợ các gia đình di chuyển, bảo vệ tài sản không bị hư hại bởi nước lũ. Đồng thời tập trung huy động các lực lượng dùng bao tải cát đắp gia cố trên mặt tạo thành con lươn dọc theo mép đê, nâng cao khả năng chống lũ tràn về.
Ngay sau khi nhận tin báo, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự thành phố Bắc Ninh cắt cử lực lượng; phối hợp với gần 100 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 164 (Quân đoàn 12), 50 cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh) tham gia công tác gia cố tuyến đê cùng hàng trăm người dân địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”. Trung tá Nguyễn Quang Hà, Đại đội trưởng Cảnh sát cơ động chia sẻ: “Phát huy truyền thống “Việc gì khó có Công an”, phát huy tinh thần dũng cảm, trách nhiệm với mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Anh em chiến sĩ đều xác định chỉ khi nào hoàn thành công việc, bảo đảm an toàn cho tuyến đê mới rút quân theo lệnh của chỉ huy đơn vị”.
Xuyên đêm chống lũ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân.
Nhanh tay xúc cát vào bao tải, xếp bao cát ngăn nước, anh Phạm Thanh Bình ở khu phố Đẩu Hàn chia sẻ, “Mặc dù công việc tại nhà máy từ 8 giờ sáng đến khi tan ca đã rất mỏi nhưng với tinh thần ứng cứu, giữ đê đến cùng thì dù có mệt đến đâu tôi vẫn sẵn sàng dốc sức cùng với chính quyền và nhân dân địa phương bảo đảm an toàn cho tuyến đê”.
Xuyên đêm chống lũ, đến 1 giờ sáng nay 11/9, người dân khu phố Đẩu Hàn cùng các lực lượng chức năng đã hoàn thành công tác gia cố đắp cát chống trượt mặt đê bối khu phố Đẩu Hàn, bảo đảm an toàn về người và tài sản cho người dân trong khu vực.
Kiểm tra khu vực xử lý chống tràn mặt đê bối Đẩu Hàn, bảo vệ cho khu vực Hòa Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn biểu dương các lực lượng không quản thời tiết, tích cực tham gia đắp cát chống tràn mặt đê. Đồng thời, yêu cầu chính quyền thành phố Bắc Ninh, phường Hòa Long tiếp tục hỗ trợ người dân bảo vệ tài sản; cung cấp thuốc men và nhu yếu phẩm đầy đủ cho nhân dân trong thời gian tránh lũ. Các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, canh gác, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống khẩn cấp.
Hơn 400m đê bối đã được cán bộ chiến sĩ, công an cùng người dân địa phương kịp thời gia cố trong đêm.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, an toàn đê điều, an toàn về tài sản, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra là những thông điệp được lãnh đạo và chính quyền tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh nhiều nhất trong suốt thời gian ứng phó với bão số 3 cũng như hoàn lưu sau bão. Trước đó, Bắc Ninh đã sơ tán 212 người thuộc huyện Thuận Thành, 5 hộ dân thuộc huyện Gia Bình và 40 hộ dân ở khu tập thể cũ tại phường Đáp Cầu ra khỏi khu vực nguy hiểm khi bão về. Tại xã Long Châu, huyện Yên Phong, đêm 8/9, hàng trăm người dân cũng thức xuyên đêm gia cố, khắc phục sự cố sạt trượt mái đê.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, để ứng phó với mưa lũ, thiên tai có rất nhiều công việc, giải pháp cần phải triển khai. Tuy nhiên, một trong những ưu tiên hàng đầu được Tỉnh ủy, chính quyền địa phương của Bắc Ninh chú trọng đó là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân là nhiệm vụ trước hết và trên hết.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Xuân Lợi (thứ 3 từ phải vào) kiểm tra công tác bảo vệ đê đoạn qua huyện Tiên Du.
Ai đó đã ví, siêu bão số 3 là bài học của tình đoàn kết, là phép thử của tinh thần khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, chung sức đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị trong ứng phó thiên tai. Tại Bắc Ninh, bài học đó đã được lan tỏa và chứng minh khi tính mạng người dân được bảo đảm an toàn tuyệt đối trước bão lũ, là sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền các cấp, sự đùm bọc yêu thương của người dân trong thiên tai, không để ai bị đói, rét, không nơi ở.
Hoàn lưu sau bão đang tiếp tục có diễn biến phức tạp, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh đã và đang chủ động ứng phó, nỗ lực với quyết tâm cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, đẩy mạnh sản xuất, góp phần kiến tạo một Bắc Ninh thịnh vượng.
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 45/2015/TT-BLĐTBXH NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH và biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 3 như sau:
“a) Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:
“b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số bao gồm: danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 4 như sau:
“c) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số bao gồm: danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.”
4. Sửa đổi, bổ sung Mẫu số 01b, Mẫu số 02 và Mẫu số 03b ban hành kèm theo Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH thành Mẫu số 01b, Mẫu số 02 và Mẫu số 03b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2017.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn kịp thời./.
V/v Quy định chế độ, chính sách về an sinh xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Luật Người cao tuổi năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Xét Tờ trình số 120/TTr-UBND ngày 09/4/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chế độ, chính sách về an sinh xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa – xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
Điều 1. Hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế: Hỗ trợ 100% kinh phí tham gia bảo hiểm y tế hàng năm đối với người cao tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi, có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chưa tham gia bảo hiểm y tế theo các đối tượng khác.
Điều 2. Chế độ trợ cấp hàng tháng:
1. Người cao tuổi từ đủ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi là người có công, thân nhân người có công và vợ hoặc chồng liệt sỹ đi lấy chồng hoặc lấy vợ khác đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng hoặc không có lương hưu và các khoản trợ cấp khác hiện có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, cụ thể:
a) Từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi: 135.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp mức trợ cấp này thấp hơn 50% mức chuẩn của Nhà nước quy định mức trợ cấp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội thì được nâng lên bằng 50% mức chuẩn.
b) Từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi: 100.000 đồng/người/tháng.
2. Đảng viên dưới 75 tuổi được tặng huy hiệu 40 năm tuổi đảng trở lên đang hưởng chế độ tuất liệt sỹ hoặc không có lương hưu và các khoản trợ cấp khác hiện có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được hưởng chế độ trợ cấp là 135.000 đồng/tháng và 01 thẻ bảo hiểm y tế cho đến khi đủ 75 tuổi.
Trường hợp mức trợ cấp này thấp hơn 50% mức chuẩn của Nhà nước quy định mức trợ cấp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội thì được nâng lên bằng 50% mức chuẩn.
3. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa thuộc hộ nghèo, có hộ khẩu thường trú và hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, cụ thể:
a) Từ đủ 75 tuổi trở lên: 135.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp mức trợ cấp này thấp hơn 50% mức chuẩn của Nhà nước quy định mức trợ cấp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội thì được nâng lên bằng 50% mức chuẩn.
b) Từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi: 100.000 đồng/người/tháng.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Từ ngân sách địa phương.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 122/2014/NQ-HĐND ngày 24/4/2014; Nghị quyết số 197/2015/NQ-HĐND ngày 04/9/2015; Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016; Nghị Quyết số 66/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVIII, kỳ họp thứ Bảy thông qua ngày 17/4/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2018./.
Trong thời gian gần đây xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp thực hiện giảm lao động, giảm giờ làm, bố trí lao động nghỉ luân phiên hoặc thỏa thuận với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương. Để đảm bảo việc làm, phúc lợi cho người lao động, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động và chăm lo đời sống người lao động trên địa bàn tỉnh.