Mức Trợ Cấp Xã Hội Hàng Tháng

Mức Trợ Cấp Xã Hội Hàng Tháng

Người tàn tật là những người không may mắn và họ thường gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống. Vậy hiện nay người tàn tật được hưởng những chế độ gì? Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu? Hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Người tàn tật được hưởng chế độ gì?

Hiện nay, các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật, tàn tật được quy định cụ thể tại Luật Người khuyết tật năm 2010 Luật số 51/2010/QH12 do Quốc hội khóa 12 ban hành hiện đang áp dụng 2024.

Theo quy định tại Điều 44 và Điều 51 của Luật Người khuyết tật năm 2010, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng (không phân biệt tuổi tác) đang không hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì được hưởng trợ cấp xã hội.

Theo quy định để được hưởng trợ cấp, người khuyết tật phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật bao gồm:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng: Trừ trường hợp không có nơi nương tựa hoặc không tự lo được cuộc sống và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội (quy định tại Điều 45, Luật này).

(2) Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật bao gồm:

- Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc người đó.

- Người nhận nuôi dưỡng và chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Người khuyết tật đặc biệt nặng (trừ trường hợp không có nơi nương tựa hoặc không tự lo được cuộc sống và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội) đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Lưu ý: Người khuyết tật đặc biệt nặng (gồm trẻ em và người cao tuổi) được hưởng mức trợ cấp cao hơn so với các đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

Tùy trường hợp mà người khuyết tật được nhận trợ cấp khác nhau

Mức hưởng trợ cấp cho người tàn tật

Căn cứ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, mức hưởng trợ cấp của người tàn tật được tính bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (mới nhất) nhân với hệ số cấp độ thương tật tương ứng.

Trong đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội mới nhất áp dụng từ ngày 01/7/2024 được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 76/2024/NĐ-CP là 500.000 đồng/người/tháng.

Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật nặng/ đặc biệt nặng căn cứ Điểm e Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng.

- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Trong trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau, mức hưởng chỉ được tính cho một hệ số cao nhất. Đặc biệt trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp xã hội nếu người khuyết tật chết sẽ được hỗ trợ kinh phí mai táng. Nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì được hưởng một mức cao nhất.

Dựa trên các hệ số và mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 01/7/2024. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật đặc biệt nặng năm 2024 như sau:

- 1.000.000 đồng/tháng cho người khuyết tật đặc biệt nặng.

- 1.200.000 đồng/tháng cho trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng.

- 750.000 đồng/tháng cho người khuyết tật nặng.

- Và, 1.000.000 đồng/tháng cho trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng

Theo quy định người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng (theo Khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010).

Mức hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng thấp nhất cho mỗi người tàn tật (khuyết tật nặng/đặc biệt nặng) bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP sau đây:

- Hệ số một phẩy năm 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi.

- Hệ số 1,0 đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi mới được hỗ trợ khoản kinh phí này.

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Nếu cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Với mức chuẩn trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/người/tháng. Theo đó mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng áp dụng từ ngày 01/7/2024 như sau:

- 750.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi.

- 1.000.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi 02 con dưới 36 tháng tuổi trở lên.

Chế độ trợ cấp người tàn tật giúp các đối tượng được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật là một việc làm ý nghĩa và mang giá trị nhân văn. Người dân cùng các cơ quan, chính quyền cùng nhau chung tay góp sức để người tàn tật có thể hòa nhập cộng đồng và có một cuộc sống ý nghĩa hơn, tạo điều kiện cho họ được làm việc và tham gia các hoạt động trong điều kiện cho phép.

Bảo hiểm xã hội điện tử EBH mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn.

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Người khuyết tật nặng có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không?

Căn cứ theo khoản 6, Điều 5, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6, Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Theo đó, người khuyết tật nặng sẽ thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật nặng là bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm e, khoản 1, Điều 6, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng

1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6, Điều 5, Nghị định này:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8, Điều 5, Nghị định này.

2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.

Căn cứ theo Điều 4, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Mức chuẩn trợ giúp xã hội

1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01.7. 2021 là 360.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;

b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật nặng thực nhận tối thiểu là 540.000 đồng.

Ngoài ra, tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của người khuyết tật nặng mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội sao cho phù hợp và bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.