Logistics là hoạt động mang tính dây chuyền bởi nó là mạng lưới kết nối nhiều hoạt động từ sản xuất, cung ứng hàng hóa cho tới dịch vụ vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Logistics đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo vòng đời của sản phẩm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
CẢM NHẬN VỀ NGÀNH LOGISTICS CỦA ĐÀN ANH 522LOG
“Theo anh thấy, Logistics là một ngành khá nặng tính chuyên môn, rất khó để có thể nắm bắt hiểu rõ về logistics nếu chỉ tìm hiểu trên mạng. Tuy vậy khi được học tại trường anh đã được tiếp cận sâu, kỹ với logistics, anh còn được nhà trường tổ chức cho đi trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp nhiều nơi để có thể tiếp cận gần nhất với logistics, với các doanh nghiệp logistics. Có thể nói logistics là hoạt động hậu cần, mình lên kế hoạch, thực hiện sao cho quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nguyên vật liệu thô đến thành phẩm rồi đến tay người tiêu dùng, làm hài lòng người tiêu dùng.” – anh Nguyễn Quang Dương, lớp 522LOG khoá 15
Ngành Logistics đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao, vai trò của Logistics ngày càng được khẳng định.
Điều đầu tiên khiến tôi ấn tượng về ngành Logistics chính là sự đa dạng và phức tạp của nó. Ngành này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như vận tải, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Mỗi mảng đều có những thách thức riêng, yêu cầu kiến thức chuyên sâu và khả năng quản lý linh hoạt. Logistics không chỉ liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, mà còn bao gồm việc kiểm soát chất lượng, tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu rủi ro. Sự hiệu quả của hậu cần đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.
Logistics là một ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, và Internet vạn vật (IoT) đang được ứng dụng để cải thiện hiệu suất và độ chính xác trong vận hành. Logistics đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh về thương mại điện tử, chuyển đổi số và tối ưu hóa để giảm thời gian giao hàng, các doanh nghiệp không ngừng liên kết và hợp tác để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo khảo sát của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhân lực của các công ty Logistic tại Việt Nam chủ yếu được đào tạo trực tiếp thông qua công việc hàng ngày, tiếp đến là các lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước, và có một số ít nhân lực trực tiếp học tập ở nước ngoài.
Với sự mở rộng của thị trường và nhu cầu vận chuyển hàng hóa toàn cầu, cơ hội việc làm trong ngành logistics rất lớn. Từ các vị trí quản lý kho, điều phối vận tải đến chuyên viên phân tích dữ liệu và quản lý chuỗi cung ứng, ngành này mở ra nhiều con đường sự nghiệp cho các bạn trẻ.
Ngành logistics đang phải đối mặt với giảm số lượng đơn hàng do kinh tế phát triển chậm và bất ổn chính trị toàn cầu. Đây làm ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp Logistics, đặc biệt là trong Logistics quốc tế. Sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và dịch vụ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, đang thúc đẩy nhu cầu về tối ưu hóa chi phí, tăng cường quản lý tải trọng và áp dụng công nghệ tự động hóa, số hóa. Điều này làm nảy sinh nhiều thách thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp logistics nhỏ thiếu nguồn lực
Ngành Logistics mang đến cho tôi cái nhìn sâu sắc về một lĩnh vực đầy năng động và thách thức. Tôi tin rằng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự đầu tư đúng mức, ngành logistics sẽ tiếp tục là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, thị trường Logistics ngày càng trở nên năng động, phức tạp và không ổn định. Đa số chúng ta đều biết rằng Logistics có vài trò lập kế hoạch, thực hiện và quản lý hiệu quả quá trình sản xuất từ thu mua nguyên vật liệu, hoàn thành sản phẩm, lưu kho đến phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Vậy nếu sản phẩm bị lỗi, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng cần phải thu hồi từ tay người tiêu dùng đến nhà máy thì chúng ta phải làm như thế nào? Cùng VILAS tìm hiểu Logistics Ngược (Reserve Logistics) qua bài viết này nhé!!!
Logistics ngược (Reverse Logistics)
Logistics ngược - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Reverse Logistics.
Logistics ngược (hay còn gọi là logistics thu hồi) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lí bằng các giải pháp phù hợp. (Theo Cerasis)
Hoạt động logistics gắn liền với sự vận động của các dòng cung ứng vật chất, các dòng này phần lớn đều bắt đầu từ sản xuất đi tới tiêu dùng. Quản trị logistics trong chuỗi cung cấp là để đảm bảo cho quá trình vận động này liên tục và hiệu quả, vì vậy dòng logistics thuận chiều cũng được nhìn theo chiều của dòng các sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng.
Trong thực tế, ở nhiều khâu của quá trình logistics thuận có thể xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu cần phải hoàn trả lại, những sản phẩm hư hỏng, khiếm khuyết, đòi hỏi phải tái chế, bao bì dán nhãn lại, sản phẩm lạc mốt, lỗi thời không tiêu thu được ( dead stocks), hoặc dòng khứ hồi của một số loại bao bì vận chuyển.
Từ đó dẫn đến yêu cầu phải tổ chức các hoạt động để đưa các đối tượng này về các điểm sửa chữa, tái chế, thu hồi, tái sử dụng... phát sinh một loạt các hoạt động logistics ngược để hỗ trợ dòng vận động ngược này.
Về nguyên tắc, để đạt hiệu quả trong quản trị dòng logistics thuận các công ty cần kết hợp thực hiện các hoạt động logistics ngược này nhằm tiết kiệm chi phí và tạo sự thông suốt cho dòng thuận.
Ví dụ: Với các công ty kinh doanh nước giải khát sử dụng loại vỏ chai thủy tinh có số lần tái sử dụng lên đến 7 lần thì việc thu hồi vỏ chai để đưa vào các vòng chu chuyển kế tiếp ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ chi phí bao bì và sản phẩm mà còn tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện các đơn hàng cung cấp.
Điều này đòi hỏi nhà sản xuất cần tổ chức rất hợp lí quá trình thu hồi bao bì để tham gia kịp thời, bảo đảm phối hợp nhịp nhàng với các chu trình sản xuất. Tuy nhiên các loại sản phẩm ít hư hỏng, có năng lực cạnh tranh cao, ít lỗi thời, không sử dụng bao bì tái sử dụng... lại không đòi hỏi quá nhiều về hoạt động này.
Các doanh nghiệp loại này có thể phó thác cho một số công ty chuyên làm công tác logistics ngược thực hiện để tập trung cho hoạt động chính yếu của mình.
Mô tả các vị trí xuất hiện dòng logistics ngược
(Theo Giáo trình Quản trị Logistics, NXB Tài chính)
Những vai trò của Reverse Logistics gồm:
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Logistics ngược là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
Logistics ngược (tiếng Việt: Reverse Logistics) bắt đầu được quan tâm nghiên cứu và có hệ thống tại Mỹ và các nước phát triển ở châu Âu từ thập niên 90 của thế kỉ trước.
Logistics ngược (Reverse Logistics) (Nguồn: iThink Logistics)
Vai trò của Reverse Logistics
Trong chuỗi cung ứng, mọi người tập trung nhấn mạnh vai trò của Logistics vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, chu kỳ vòng đời sản phẩm hợp lý, việc giao hàng đúng kế hoạch và tỷ lệ hàng hư hỏng thấp rất quan trọng và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong tương lai.
Nhưng hiện nay, thu hồi hàng hóa là một vấn đề hiển nhiên của các nhà sản xuất, các trung gian phân phối độc quyền, bán buôn, bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến cũng như các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Logistics thu hồi sẽ là một cách để giảm được chi phí, tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Khi mà Logistics đã trở thành một chuyện hiển nhiên trong mỗi doanh nghiệp thì Logistics ngược sẽ là yếu tố cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp, tạo được uy tín và ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng hóa của khách hàng.