Đối với các bạn quan tâm tới ngành dược sĩ nhưng vẫn đang băn khoăn rằng liệu ngành này có phù hợp, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp có khả quan không? Bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm về ngành dược sĩ là gì? Học gì để làm dược sĩ? cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ngành dược sĩ.
Trường nào đào tạo ngành dược chất lượng?
Hiện nay, trên cả nước có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành nghề này và theo thời gian sẽ có thêm nhiều trường có đào tạo Dược sĩ mở ra thêm tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có đam mê theo đuổi. Tham khảo danh sách dưới đây:
Học thạc sĩ luật để làm gì? Có nên học thạc sĩ luật không?
Thạc sĩ luật là gì? Thạc sĩ luật hay cao học luật là chương trình học sau đại học dành cho cử nhân đã tốt nghiệp ngành luật. Vậy học thạc sĩ luật để làm gì?
Vậy có nên học thạc sĩ luật hay không? Nên học thạc sĩ luật nếu bạn đã xác định được định hướng nghề nghiệp của mình cũng như có đủ điều kiện về tài chính, thời gian và khả năng.
Trong đó định hướng nghề nghiệp là quan trọng nhất. Bởi ngành Luật rất rộng lớn, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, bạn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau như làm pháp chế tại doanh nghiệp, học khóa đào tạo luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên,… tại Học viện Tư pháp.
Không phải định hướng nghề nghiệp nào cũng cần học thạc sĩ luật. Do đó cần xác định chính xác định hướng nghề nghiệp rồi mới cân nhắc đến việc có nên học thạc sĩ luật hay không.
Khi cân nhắc việc học thạc sĩ luật, thời gian hoàn thành chương trình là một yếu tố không thể bỏ qua. Nếu bạn muốn biết thêm về học thạc sĩ bao nhiêu năm và các điều kiện để đăng ký, hãy tham khảo bài viết này để có cái nhìn toàn diện.
Nên học thạc sĩ hay luật sư cũng là thắc mắc của nhiều sinh viên năm cuối và cử nhân Luật mới tốt nghiệp. Như đã phân tích ở trên, việc học thạc sĩ hay luật sư sẽ phụ thuộc vào định hướng tương lai của mỗi cá nhân. Nếu muốn trở thành luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề và tham gia vào các công ty luật (law firm) thì bạn phải tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư của Học viện Tư pháp trước. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc để bạn đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề.
Trong khi bạn đang suy nghĩ về việc có nên học thạc sĩ luật, bạn cũng có thể cân nhắc các ngành học khác như marketing. Nếu bạn quan tâm đến việc học thạc sĩ marketing tại Việt Nam, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
III. Để trở thành một Dược sĩ cần những tố chất gì?
Các tố chất sau giúp bạn trở thành người Dược sĩ có tâm và có tầm
- Kiến thức chuyên môn tốt: Dược sĩ trước hết phải hiểu rõ chuyên môn, cách phối hợp thuốc điều trị, sự tương tác giữa các thuốc với nhau và với người bệnh. Nắm vững chuyên môn giúp cho Dược sĩ tự tin khi đưa ra các quyết định trong điều chế, kiểm định cũng như chăm sóc, tư vấn cho người bệnh.
- Kiên nhẫn, cẩn thận và tỉ mỉ: đức tính này quan trọng đối với ngành nghề Dược sĩ khi cần những con người cẩn thận trong thao tác điều trị, tư vấn thuốc cho người bệnh cũng như tham gia sản xuất sản phẩm thuốc. Sự kiên nhẫn học hỏi các kiến thức sâu về y học giúp nâng cao hiểu biết, đảm bảo chuyên môn từ đó hình thành người Dược sĩ chuyên nghiệp, uy tín
- Khả năng giao tiếp, tư vấn tốt: Giao tiếp tốt với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng là một trong những tố chất rất cần thiết khác của Dược sĩ. Người bệnh thường hỏi ý kiến Dược sĩ khi họ có những thắc mắc về vấn đề sức khỏe cũng như kiến thức về bệnh tình bản thân với Dược sĩ. Do đó điều quan trọng là người Dược sĩ phải truyền được cảm giác tin tưởng và yên tâm cho người bệnh giúp họ không cảm thấy cô độc. Người Dược sĩ cũng cần có khả năng giao tiếp với khách hàng hay đồng nghiệp một cách hiệu quả để tạo mối quan hệ tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài trong sự nghiệp. - Đam mê với nghề: dù có theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đam mê và nhiệt huyết. Tình yêu nghề sẽ giúp dẫn lối thành công, phát triển sự nghiệp một cách nhanh nhất. Vì vậy để trở thành một người Dược sĩ giỏi chính bản thân bạn phải sự đam mê với ngành nghề, yêu nghề và thật sự muốn cống hiến hết mình với nghề. Trước khi theo đuổi ngành nghề này, bạn cần phải xác định tư tưởng sẽ phải trau dồi một lượng kiến thức rất lớn về ngành Y Dược. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải cập nhật thường xuyên những tri thức mới trong nền y học thế giới, do vậy đầu tiên các bạn cần nỗ lực để hoàn thành tốt việc học về kiến thức và kỹ năng ngay khi còn trên ghế nhà trường.
- Chịu được áp lực cao: Mỗi ngành nghề luôn có những áp lực riêng, luôn có những khó khăn, gian truân trong quá trình đào tạo và làm việc sau này. Vì vậy, người học Dược với đam mê theo đuổi ngành này cần có ý chí sắt đá, bền bỉ trong cuộc sống và công việc. Đây chính là những phẩm chất không thể thiếu để trở thành một Dược sĩ tận tâm với nghề.
Nhà khoa học nghiên cứu bào chế thuốc cho các nhà máy thuốc
Dược sĩ sẽ tham gia nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc mới, nghiên cứu về các phản ứng có thể có của thuốc đối với từng nhóm người, từng bệnh lý, các công dụng cũng như tác dụng không mong muốn của sản phẩm thuốc đến cơ thể con người. Đồng thời, Dược sĩ cũng cần phải phân tích rõ từng thành tố và công dụng của dược phẩm, kiểm định và đánh giá xem xét thuốc đã đạt đủ điều kiện để cấp phép lưu hành ra thị trường hay không.
IV. Thu nhập của Dược sĩ có ổn định không?
Dược sĩ là việc làm có mức lương ổn định nhưng tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Mức lương Dược sĩ được xếp vào nhóm ổn định trong số những vị trí việc làm trong ngành y dược hiện nay. Thu nhập của Dược sĩ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau mà trong đó, trình độ chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương của bạn.
Mức lương nêu ra dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, các số liệu cụ thể và chuẩn xác theo từng thời điểm sẽ khác nhau.
- Mức lương cơ bản của Dược sĩ: Cán bộ và công chức Dược sĩ đang công tác làm việc tại bệnh viện sẽ được hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước là 1,3 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, mức lương của Dược sĩ sẽ gồm có các thành phần như tiền ưu đãi ngành (40% lương) + phụ cấp Dược sĩ bệnh viện + thưởng khi đạt doanh số (áp dụng đối với Dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc).
- Mức lương của Dược sĩ đại học: Dược sĩ đại học thường sẽ có mức lương khá cao với mức trung bình vì công việc của họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực như quản lý về ngành dược, nghiên cứu về sản phẩm dược, sản xuất và phân phối dược phẩm hay tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo Dược sĩ. Do đó mức lương của họ có thể dao động trong khoảng 30 - 40 triệu/ tháng.
- Mức lương của Dược sĩ cao đẳng: Mức lương Dược sĩ cao đẳng có thể dao động trong khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng. Khoảng thu nhập này có thể tăng lên vào khoảng 10 - 15 triệu tùy theo thâm niên làm việc, năng lực về chuyên môn cũng như các chế độ theo quy định của Nhà nước đối với Dược sĩ.
- Mức lương của Dược sĩ mới tốt nghiệp: Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm do đó mức lương có thể dao động trong mức 5 - 8 triệu đồng/tháng.
Có thể nói, mức lương Dược sĩ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực làm việc của từng cá nhân nên chúng ta khó có thể đưa ra được một con số cụ thể nhất định. Tuy vậy, ngành nghề Dược sĩ vẫn được xem là một công việc khá ổn định, nhẹ nhàng, không phải quá vất vả nhưng vẫn giúp bạn thăng tiến trong tương lai khá tốt.