Ngành Quan hệ quốc tế được đánh giá là khá dễ xin việc trong bối cảnh toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, Việt Nam đang là một điểm sáng về ngoại giao với vai trò là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.
Học Quan hệ quốc tế làm những việc gì?
Sau khi nắm bắt được việc học Quan hệ quốc tế có dễ xin việc không, hẳn là nhiều bạn trẻ còn băn khoăn không biết sau khi tốt nghiệp có thể làm những việc gì? Bạn hãy cùng HUFLIT khám phá những công việc phù hợp với ngành học này nhé!
Chuyên viên đối ngoại (hay chuyên viên ngoại giao) là người đại diện cho một đất nước, doanh nghiệp hoặc tổ chức trong các công việc đối ngoại. Ở vị trí này, bạn sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ như đàm phán, trao đổi và thương thuyết với các đối tác quốc tế. Công việc này yêu cầu nhân sự phải thành thạo ngoại ngữ, có khả giao tiếp tốt và có kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế.
Những phát ngôn của chuyên viên đối ngoại sẽ có tính đại diện cho tập thể. Chính vì vậy, bạn phải đảm bảo mọi lời nói, cử chỉ và hành động đều phải chính xác và biểu đạt đúng những gì tập thể muốn truyền tải. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn làm việc trong Bộ ngoại giao của Chính phủ.
Theo HRChannels, mức lương của vị trí chuyên viên đối ngoại tại Việt Nam dao động từ 9-23 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm và năng lực. Khi đã có đủ trình độ để trở thành một chuyên gia đối ngoại, mức lương của bạn sẽ có thể lên đến 50 triệu/tháng.
Chuyên viên đối ngoại chịu trách nhiệm đại diện phát ngôn cho đất nước, doanh nghiệp, tổ chức
Chuyên viên phân tích là người chuyên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các vấn đề quốc tế như chính trị, kinh tế, an ninh,… của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Bạn sẽ cần cung cấp những thông tin, dữ liệu, báo cáo và tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức hay các cơ quan báo chí, doanh nghiệp hoặc các cá nhân có nhu cầu.
Công việc này cũng yêu cầu nhân sự cần có khả năng ngoại ngữ tốt và đặc biệt là có kiến thức sâu rộng về chính trị, kinh tế và một số vấn đề khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, bình luận, viết báo cáo và phải có tư duy phản biện và logic.
Mức lương của chuyên viên phân tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đơn vị làm việc, kinh nghiệm, trình độ, ngoại ngữ,… Theo báo cáo của Jobsgo, mức lương trung bình của chuyên viên phân tích dao động từ 12 triệu đến 24 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên phân tích là người chuyên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các vấn đề quốc tế
Nếu bạn lo lắng học Quan hệ quốc tế có dễ xin việc hay không thì hãy tìm hiểu về vị trí nhân viên kinh doanh quốc tế. Công việc này thường sẽ phụ trách các nhiệm liên quan đến mua bán, xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng quốc tế, tìm kiếm khách hàng mới, thương thảo hợp đồng,…
Nhân viên kinh doanh quốc tế cần có kiến thức về luật và các quy định thương mại của Việt Nam và quốc gia của đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, khả ngoại ngữ và những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán, thuyết phục cũng vô cùng cần thiết.
Theo thống kê của trang Vietnam Salary, mức lương của công việc này dao động từ 5-20 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự kinh doanh riêng nếu như có một nguồn vốn nhất định.
Công việc kinh doanh quốc tế thường phụ trách các nhiệm liên quan đến mua bán, xuất nhập khẩu
Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ
Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ là một trong những lựa chọn hàng đầu của các sinh viên mới tốt nghiệp. Ở các tổ chức phi chính phủ, bạn có thể sẽ được thực hiện các nhiệm vụ như lên kế hoạch tổ chức chương trình, dự án, sáng tạo và quảng bá nội dung. Với công việc này, bạn cần có kiến thức về các vấn đề xã hội, môi trường, nhân quyền,… của các quốc gia và khu vực trên thế giới.
Do các tổ chức phi chính phủ không hoạt động vì lợi nhuận, nên mức lương của bạn có thể không quá cao hoặc ưu tiên tinh thần tự nguyện tham gia vì cộng đồng. Tuy nhiên, có vẫn nhiều tổ chức lớn có nguồn quỹ cao và đảm bảo trả mức lương xứng đáng cho nhân sự.
Theo trang Việc Làm 24h, mức lương của nhân viên mới khi làm việc tại các tổ chức phi chính phủ có quy mô lớn thường dao động từ 7-12 triệu đồng/tháng. Đối với nhân viên giàu kinh nghiệm, mức lương trung bình sẽ dao động trong khoảng 15-20 triệu đồng/tháng.
Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ là lựa chọn hàng đầu của nhiều sinh viên mới tốt nghiệp
Tìm hiểu về ngành Quan hệ Quốc tế
Ngành Quan hệ Quốc tế tập trung vào việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế và các vấn đề toàn cầu. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, và luật lệ quốc tế. Mục tiêu của ngành này là cung cấp cho sinh viên hiểu biết sâu sắc về cách mà các quốc gia tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong bối cảnh toàn cầu.
Trong ngành Quan hệ Quốc tế, sinh viên có thể học nhiều chủ đề khác nhau như an ninh quốc gia, hợp tác phát triển, thương mại quốc tế, và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc. Những người tốt nghiệp ngành này có thể trở thành nhà nghiên cứu, chuyên viên quan hệ quốc tế, nhà báo quốc tế, hay làm việc cho các tổ chức phi chính phủ.
Chương trình học thường bao gồm các khóa học thực tế, giúp sinh viên có cơ hội tham gia các hội thảo, mô phỏng hội nghị quốc tế và thực tập tại các tổ chức liên quan. Các kỹ năng mềm như thương lượng, phân tích và giải quyết vấn đề cũng rất được chú trọng, giúp sinh viên tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc quốc tế.
Nên học Quan hệ Quốc tế hay Ngôn ngữ Anh
Việc lựa chọn học Quan hệ Quốc tế hay Ngôn ngữ Anh phụ thuộc vào sở thích cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp và khả năng của bạn. Nếu bạn yêu thích chính trị, kinh tế và các vấn đề toàn cầu, Quan hệ Quốc tế sẽ là lựa chọn phù hợp, giúp bạn phát triển tư duy phân tích, kỹ năng đàm phán và khả năng làm việc trong các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan ngoại giao. Ngược lại, nếu bạn đam mê ngôn ngữ, yêu thích nghiên cứu văn hóa và muốn làm việc trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, giảng dạy hoặc kinh doanh quốc tế, Ngôn ngữ Anh là ngành học lý tưởng.
Cả hai ngành đều mang lại cơ hội làm việc trong môi trường toàn cầu, nhưng mỗi ngành đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Quan hệ Quốc tế phù hợp với những người có tư duy logic, khả năng phân tích các vấn đề quốc tế, trong khi Ngôn ngữ Anh đòi hỏi sự nhạy bén với ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt. Vì vậy, hãy cân nhắc sở thích, năng lực và định hướng tương lai của bạn để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Sự lựa chọn giữa Quan hệ Quốc tế và Ngôn ngữ Anh đều có những ưu điểm và thách thức riêng. Để thành công trong sự nghiệp tương lai, bạn cần lựa chọn ngành học phù hợp với đam mê và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định quan trọng này! Ngoài ra, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đang tuyển sinh hệ đào tạo từ xa ngành Ngôn ngữ Anh với nhiều ưu điểm tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian cùng bằng cấp giá trị tương đương bằng chính quy. Với ưu điểm học linh hoạt, kết hợp giữa việc học và làm việc nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó cơ hội việc làm tăng cao với mức thu nhập hấp dẫn.
Học ngành Kinh tế xây dựng có dễ xin việc không? Mức lương của ngành Kinh tế xây dựng là bao nhiêu? Đây là câu hỏi hầu hết thí sinh, phụ huynh khi tìm hiểu về ngành Kinh tế xây dựng đều băn khoăn, thắc mắc.
Năm 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu ngành Kinh tế xây dựng.
Kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, với các công việc cụ thể như: tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh toán quyết toán xây dựng công trình...
Đây là một trong những ngành học hot thuộc khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển rất lớn trong các kỳ tuyển sinh đại học.
Học ngành Kinh tế xây dựng có dễ xin việc không?
Chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm thực tiễn là nền tảng để Kỹ sư Kinh tế xây dựng bứt phá trong sự nghiệp, trở thành các chuyên gia, nhà lãnh đạo trong ngành Kinh tế xây dựng.
Ngành Xây dựng dự báo sẽ cần thêm 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay, số lượng lao động làm việc trong ngành có thể đạt tới con số khoảng 12 - 13 triệu người vào năm 2030.
Hiện nay, các cơ quan quản lý, tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu cao về tuyển dụng Kỹ sư Kinh tế xây dựng có trình độ và năng lực tổng hợp về kinh tế, quản lý, kỹ thuật xây dựng, định giá xây dựng…
Nhu cầu nhân lực lớn, thu nhập không giới hạn cùng khả năng phát triển bản thân tốt là những lý do khiến ngành Kinh tế xây dựng hút thí sinh.
Nhu cầu nhân lực cao, cơ hội việc làm rộng mở nhưng ngành Xây dựng lại đang rất "khát" nhân lực. Chưa kể chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là Kỹ sư Kinh tế xây dựng có trình độ và năng lực cao.
Đây là cơ hội vàng cho các kỹ sư ngành Kinh tế xây dựng. Ngoài việc rất dễ xin việc, kỹ sư Kinh tế xây dựng còn có cơ hội thăng tiến và đảm nhận đa dạng vị trí công tác trong thực tế.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại Đại học Đại Nam được xây dựng bám sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên được kết nối với doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và được giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kinh tế xây dựng có nhiều lựa chọn về vị trí việc làm, như:
- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư xây dựng với các công việc như lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng, phân tích hiệu quả đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự án, định giá xây dựng, xây dựng định mức khối lượng công việc và vật tư…
- Cán bộ kinh tế kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thi công xây dựng, doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu…
Môi trường học tập năng động, hiện đại của sinh viên ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam.
- Chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Mức lương của ngành Kinh tế xây dựng là bao nhiêu?
Ngành Kinh tế xây dựng là 1 trong 12 ngành được đánh giá là có mức thu nhập hấp dẫn nhất mọi thời kỳ. Sinh viên mới ra trường có mức thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 35 triệu đồng/tháng.
03 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế xây dựng Đại học Đại Nam
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế xây dựng (mã ngành: 7580301) theo 03 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.