(HNMO) - Nằm bên bờ sông Tô Lịch, làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội với những sản phẩm đậu bạc nổi tiếng khắp kinh thành.
Những kỹ năng cần thiết để học nghề nội thất ô tô
Để trở thành một người thợ giỏi, đòi hỏi bạn phải đi lên từ những điều cơ bản nhất. Đây chính là cơ sở để bạn tiến xa hơn và mở rộng tay nghề về sau. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm được khi học nghề nội thất ô tô:
Đi lên từ nghề thợ nội thất ô tô
Nghề nội thất ô tô phức tạp hơn bạn nghĩ rất nhiều. Vì thực tế ngày càng có nhiều thương hiệu, dòng xe ra đời với những lỗi hỏng hóc và cách xử lý riêng. Điều này khiến bạn phải không ngừng học hỏi và mở rộng kỹ năng. Đã không ít người nóng lòng, ngay khi mới học xong đã đầu tư để mở cửa hàng hay ứng tuyển vào những vị trí cao.
Chính suy nghĩ này đã khiến bạn bỏ qua nhiều cơ hội học nghề từ những người thợ giỏi khác. Mọi công việc đều đòi hỏi kinh nghiệm và chỉ khi tiếp xúc thực tế với công việc từ vị trí thợ bạn mới có thể phát triển. Việc tiếp xúc với máy móc hàng ngày sẽ nhanh chóng nâng cao tay nghề và kỹ năng xử lý sự cố cho bạn.
Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân là một địa chỉ học nghề Tốt Nhất tại hà nội
Điểm khác biệt lớn nhất mà trường dạy nghề Thanh Xuân có được so với hàng trăm cơ sở dạy nghề khác đó chính là định hướng đào tạo khi trung tâm chỉ tập trung vào đào tạo những ngành nghề thiết thực nhất, có nhu cầu lao động lớn nhất hiện nay. Nhờ định hướng như vậy nên đã tạo điều kiện cho trung tâm có thể tập trung nguồn lực vào đầu tư các trang thiết bị, nhà xưởng, lớp học, dụng cụ học tập và đội ngũ giáo viên có chất lượng cao.
Lớp học sủa xe máy với đầy đủ các loại xe đời mới như SH, Aii Blade, Lead....
Chất lượng từ hoạt động quản lý và dạy học nghề
– Cở sở vất chất tốt nhất – Giới thiệu việc cho hầu hết học viên sau khi kết thúc khóa học – Có đầy đủ phương tiện để các học viên thực hành thực tế ngay sau khi học lý thuyết – Có chỗ ở nội trú cho các bạn ở xa đến học tập – Được cấp chứng chỉ nghề sau khi tốt nghiệp khóa học – Giới thiệu việc làm cho hầu hết các học viên, tư vấn mở cửa hàng miễn phí. Giảm học phí cho học viên thuộc diện chính sách
Thông tin liên hệ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN Địa chỉ: Số 1-Phố Xa La-Quận Hà Đông-Hà Nội Sđt: 0987.47.66.88 Email:[email protected]
Với 25 năm kinh nghiệm Trường dạy nghề Thanh Xuân là một địa chỉ học nghề Tốt Nhất tại Hà Nội. Học Nghề tại Hà Nội, học nghề sửa ô tô, sửa laptop...học nghề ngắn hạn
25 năm tồn tại và phát triển gây dựng uy tín Trường dạy nghề Thanh Xuân xứng đáng là một địa chỉ học nghề Tốt nhất tại Hà Nội hiện nay và là nơi mà các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng để theo đuổi ước mơ của bản thân.
Ths. Nguyễn Huy Hoàn hiện là Giám đốc trung tâm dạy nghề Thanh Xuân
Chất lượng mỗi khóa học nội thất ô tô chuyên sâu
Bằng việc kết hợp kiến thức sách vở và vận dụng vào thực tiễn, học viên không những được trang bị kiến thức mà còn có cơ hội thực hành. Vì thế, sau mỗi buổi đào tạo, bạn chắc chắn sẽ mở mang hơn rất nhiều.
Nếu có mong muốn theo ngành nội thất ô tô thì lựa chọn Shitek Detailing là vô cùng hợp lý. Chỉ với chi phí nhỏ, bạn có đã được đào tạo cả kiến thức và chia sẻ về kinh nghiệm thực tế. Đồng thời, có thêm nhiều cơ hội vừa học vừa làm việc dành cho bạn.
Liên hệ ngay cho Shitek Detailing để được tư vấn và báo chi phí phù hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Shitek Detailing chắc chắn sẽ giúp bạn biến đam mê thành hiện thực. Hãy để Shitek đồng hành cùng bạn trong mọi khoảnh khắc nhé!
???????????????????????????? | 1900998816
[???????????? 1] Số 1 Ngõ 95 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội
[???????????? 2] 414/11B Tân Kỳ Tân Quý - Tân Phú - Tp. HCM
[???????????? 3] 105 Phạm Ngọc Thạch - Hiệp Thành - Thủ Dầu Một - Bình Dương
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamshitek
Làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội và là một trong những điểm tham quan nức tiếng đối với du khách phương xa. Trải qua nghìn năm lịch sử, lọt thỏm giữa những tòa cao ốc trọc trời thì mảnh đất Định Công nhỏ bé giữa lòng thủ đô vẫn còn lưu lại những vết tích lịch sử quý giá về một thời kỳ hưng thịnh của văn hóa nước nhà.
Làng nghề kim hoàn Định Công hay còn được gọi là Định Công kim hoàn, nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai. Nổi tiếng với nghề kim hoàn có tuổi đời lên đến hơn 1000 năm, được xếp vào bốn nghề tinh hoa nhất đất Thăng Long xưa “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.
Sản phẩm kim hoàn trứ danh của đất Định Công.
Vào khoảng những năm 571 – 603, thế kỷ VI thời vua Lý Nam Đế, có ba anh em nhà họ Trần là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền đã đến đất Định Công mở cửa hàng vàng bạc, truyền nghề cho dân chúng và chế tác ra những đồ kim hoàn nổi danh khắp cả nước bởi độ tinh xảo. Thực chất, ba anh em nhà họ Trần không phải là người khai sáng nghề kim hoàn tại đây nhưng lại là những người có công phát triển các kỹ thuật chế tác. Để tỏ lòng biết ơn người dân ở đây xưng tụng các ông là tổ nghề, lập đền thờ tại số 51 Hàng Bạc (Hà Nội) và tổ chức lễ giỗ tổ vào ngày 12 – 2 âm lịch hàng năm.
Nghề kim hoàn Định Công có tuổi đời hơn 1000 năm.
Vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên người dân trong làng di tản khắp nơi, người thì bỏ nghề tìm việc khác mưu sinh. Làng nghề kim hoàn Định Công vì thế mà đứng trước nguy cơ mai một dần. Mãi đến năm 1990 nghệ nhân Quách Văn Trường và cháu trai Quách Văn Hiểu mới quay lại khôi phục nghề truyền thống và duy trì cho tới tận bây giờ.
Theo tài liệu ghi chép lại thì đồ vàng bạc do người làng Định Công chế tác vô cùng tinh xảo, nổi tiếng nhất đất Thăng Long. Người dân còn rủ nhau ra phường Đông Các nay là phố Hàng Bạc để hành nghề, giao lưu với các thợ bạc Đồng Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hưng Yên). Thợ kim hoàn Định Công ai có vốn thì mở cửa hàng buôn bán trang sức mỹ nghệ cho giới nhà giàu, quan lại; ai không có vốn thì đi làm thuê cho các cửa hàng. Sự ra đời của nghề kim hoàn Định Công góp phần phổ biến thương hiệu phố vàng bạc mỹ nghệ cho Hàng Bạc. Đền thờ tổ đặt ở đây cũng chính là vì vậy.
Các sản phẩm kim hoàn Định Công từng nức tiếng khắp đất Thăng Long xưa.
Theo chia sẻ của nghệ nhân Quách Văn Trường thì đặc thù nghề kim hoàn Định Công cũng là yêu cầu với những người theo nghề đó là phải nắm chắc 4 kỹ thuật: Trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn là công đoạn định hình hình dạng mẫu sản phẩm, đúng tiêu chuẩn và đúng các thông số. Đấu là bắt tay vào lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh sao cho ăn khớp và cân đối. Chạm là bước khắc, vẽ hoa văn họa tiết lên bề mặt sản phẩm. Đậu là kỹ thuật kéo khối bạc thành các sợi mảnh, nhỏ như sợi tóc và vẽ hoa văn sau đó cuốn vào trang trí cho các họa tiết như cánh hoa, cánh bướm, động vật,… Đậu bạc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp của máy móc; đậu phải đều tay, hàn nuột, không để lại vết, từng chi tiết phải hài hòa rõ nét sống động. Sản phẩm cuối cùng phải thật sự là một tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được cả phần nhìn hay giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Bạc dùng để đậu phải là bạc ta nguyên chất. Kỹ thuật đậu của các thợ kim hoàn Định Công tinh xảo đến mức không bao giờ trộn lẫn với bất cứ làng nghề nào khác và qua bao nhiêu năm vẫn luôn giữ được chất riêng.
Chiêm ngưỡng các tuyệt tác đậu bạc cực tinh xảo của các nghệ nhân Định Công.
Các nghệ nhân kim hoàn Định Công xưa thường chỉ đậu các sản phẩm nhỏ như: nhẫn, khuyên tai, cành hoa, con ong,… Sau này khi cuộc sống phát triển, nhu cầu mở rộng thì ông Trường cùng các cháu đã tìm hiểu và cho ra đời nhiều sản phẩm trang sức đậu có kích thước và hình dáng lớn hơn như lắc vòng tay, ví cầm tay, đĩa,…Cũng phải nói thêm rằng, với các sản phẩm đậu đơn giản thì thợ phụ chỉ học việc khoảng 1 năm là có thể làm được, nhưng với các sản phẩm đậu phức tạp đòi hỏi không dưới 8 năm kinh nghiệm mới có thể tự tin chế tác.
Thời xưa, làng nghề kim hoàn Định Công có các họ nghề nổi tiếng như Mai, Lê, Quách, Trần, Nguyễn,… Trong đó, họ Quách chuyên về đậu bạc; họ Trần, Mai chuyên về vàng. Xong đến thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất hai nghệ nhân nhà họ Quách là máu lửa với nghề và duy trì sản xuất thường xuyên. Với 4 thế hệ theo nghề đậu bạc, họ Quách là nhân chứng sống cho sự thăng trầm trong nghề kim hoàn ở Định Công. Các ông nhớ lại, thời kỳ bao cấp đất nước còn vô cùng khó khăn về mọi mặt nhất là kinh tế nên vàng bạc bị Nhà nước quản lý chặt chẽ. Người dân trong làng phải thay thế vàng bạc bằng nguyên liệu đồng, mà cũng chỉ được lấy từ những chiếc quạt hay công tơ. Có những thời gian nguyên liệu khan hiếm, thị trường đầu ra hạn chế nên nhiều người phải bỏ nghề. Sau này đất nước phát triển, văn hoa phương Tây du nhập, các thanh niên lớp kế cận không còn mặn mà với nghề truyền thống mà đi theo những công việc có mức lương cao tiền đồ sáng lạn hơn. Nghề đậu bạc cứ dần rơi rụng… Những cúp vàng, giải thưởng, danh hiệu trong từng ấy năm của các nghệ nhân kim hoàn Định Công cũng không thể khỏa lấp nỗi lo lắng mất nghề của các bậc tiền bối nơi đây. Gặp gỡ anh Quách Phan Tuấn Anh, truyền nhân và cũng là con trai út của nghệ nhân Quách Văn Trường, anh cho hay mặc dù bản thân đã hoàn thành 2 bằng Đại học nhưng vẫn chọn nghề đậu bạc, tuy bấp bênh nhưng nó là linh hồn của gia đình bao nhiêu lâu nay. Mà thật ra, nhu cầu rất nhiều nhưng thiếu thợ, nhiều lúc hợp đồng đến tận tay cũng không dám đặt bút kí. Thu nhập cũng phải là quá thấp, một sản phẩm có thể lên tới cả chục triệu đồng với công sức 1 tháng bỏ ra cho khoảng 6 thợ.
Anh Tuấn Anh – truyền nhân đời thứ tư của họ Quách ở Định Công.
Năm 2005, UBND quận Hoàng Mai phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 30 học viên trong vòng 3 tháng, hoạt động này nhằm thể hiện sự quan tâm và mong muốn duy trì nghề đậu bạc ở Định Công. Tuy nhiên, bài toán vẫn chưa được giải quyết triệt để bởi theo như anh Tuấn Anh thì mỗi năm chỉ có 1 lớp, nếu học viên muốn theo đuổi nghề phải tự bỏ tiền túi ra học tiếp. Với nghề đậu bạc, muốn thành nghề phải mất ít nhất vài năm chứ đừng nói đến 3 tháng. Bản thân anh trong quá trình nối nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhiều lần chán nản muốn bỏ cuộc, may mà nhận được sự động viên truyền động lực của gia đình. Riêng nghệ nhân Quách Văn Hiểu cho hay, gia đình vẫn luôn mở rộng cửa đón những học viên về học nghề miễn phí nhưng kết quả rất ít người kiên trì.
Các nghệ nhân Định Công với nỗi trăn trở giữ nghề.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa từ ngàn năm nay, sẽ thật buồn nếu như làng nghề kim hoàn Định Công chỉ còn là danh xưng. Các cơ quan nhà nước cùng với dân làng cần vạch ra con đường đi lâu dài và bền vững cho nghề kim hoàn nơi đây. Bởi thực tế cho thấy, tiềm năng kinh tế còn rất nhiều, chỉ là chưa khai thác triệt để mà thôi. Bề dày kinh nghiệm cùng truyền thống là lợi thế rất lớn với Định Công, hy vọng trong tương lai chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng thật nhiều mẫu trang sức mỹ nghệ đẹp trứ danh nơi đây.