Giúp Đỡ Bạn Bè Trong Học Tập

Giúp Đỡ Bạn Bè Trong Học Tập

Tình bạn rất quan trọng trong cuộc sống. Một người bạn tốt sẽ giúp mỗi người cũng trở nên tốt đẹp hơn. Và Hoài An - bạn thân của em chính là một tấm gương tốt như vậy.

Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay giúp đỡ bạn bè - mẫu 3

Những người bạn có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Họ trở thành tấm gương để chúng ta học hỏi những điều quý giá, tích cực.

Hoàng Đức là người bạn thân thiết nhất của tôi. Cậu có khuôn mặt rất điển trai. Mái tóc được cắt ngắn, gọn gàng. Làn da nâu bánh mật rất khỏe khoắn. Vầng trán cao và rộng. Đôi mắt đen sáng ngời.

Đức là một chàng trai giỏi. Thành tích học tập của bạn luôn đứng đầu lớp. Nhưng cậu giỏi nhất là các môn khoa học tự nhiên như Toán và Lí. Trong giờ học, bạn luôn hăng hay giơ tay xây dựng bài. Nhiều bạn trong lớp coi Đức là một tấm gương để học tập. Không chỉ vậy Đức còn rất tài năng. Bạn hát rất hay, còn biết đánh đàn ghi-ta. Đức cũng rất khỏe, bạn đang là thành viên trong câu lạc bộ bóng đá của trường. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi và Đức lại đi đá bóng cùng nhau. Ước mơ của cậu là trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Tôi tin chắc rằng Đức sẽ làm được.

Ở trong lớp, Đức là một cậu con trai vô cùng tốt bụng. Cậu thường xuyên giúp đỡ bạn bè: khi thì giảng bài, khi thì trực nhật thay… Mỗi khi có bài tập khó, hoặc chưa hiểu bài, tôi sẽ nhờ Đức giảng bài cho. Những lúc như vậy, cậu luôn kiên nhẫn giảng bài cho tôi. Nhờ có Đức, tôi đã chịu khó học hành chăm chỉ hơn.

Tôi rất coi trọng Đức. Với tôi, cậu là một người bạn thật đáng quý, đáng học tập. Chúng tôi sẽ mãi là những người bạn tốt của nhau.

Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay giúp đỡ bạn bè - mẫu 24

Học tập là con đường ngắn nhất tiếp cận tri thức, là nơi để bạn hoàn thiện bản thân và phát triển toàn diện. Trong những tấm gương học tốt, chắc hẳn ai cũng biết đến Nguyễn Ngọc Ký- một minh chứng cho tinh thần ham học. Đây là một nhà giáo ưu tú, một nhà văn đa tài của thành phố Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung.

Từ xưa đến nay vấn đề học tập luôn được mọi người xem trọng và đầu tư. Bởi vì đầu tư cho giáo dục chính là sự đầu tư lâu dài, trực tiếp tích thụ tri thức cho con người. Ở mỗi thời đại, đều có những tấm gương ham học hỏi, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh để đạt được kết quả cao nhất. Ngay ở trong trường trong lớp của chúng ta cũng luôn có những tinh thần hiếu học đáng để các bạn học tập.

Ngay từ khi còn học ở tiểu học, chúng ta đã được biết đến một nhân vật rất nổi tiếng về tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Đó là anh Nguyễn Ngọc Ký- một người bị tàn tật cánh tay nhưng luôn tự nhắc nhở bản thân rằng việc học là không dừng lại. Cái tên Nguyễn Ngọc Ký từ lâu đã đi vào văn học và lịch sử Việt Nam như một tấm gương sáng ngời về nghị lực phi thường trước sự trở trêu thử thách của số phận. Nguyễn Ngọc Ký đã rất mạnh mẽ đối mặt, chọn cho mình cách bước qua đau thương để sống và làm việc hiệu quả. Nhà văn đã không cam lòng với khiếm khuyết cơ thể tật nguyền của chính mình, vì thế anh đã có quyết tâm làm nên những điều tưởng chừng như không thể.

Người xưa có câu: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi” để nói về nguyên lý trong việc học, rằng quá trình học tập không phải ngày một ngày hai, không phải sự chăm chỉ nhất thời hay ngẫu hứng mà học. Nếu không có sự đầu tư thì kết quả thu về mãi là con số không tròn trĩnh mà thôi.

Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như bao người nhưng trong con người Nguyễn Ngọc Ký luôn hừng hực đam mê học hỏi. Cậu bé Ký với sự thiếu sót của đôi tay tàn tật nhưng tàn không có nghĩa là phế. Không có ai chọn cho mình được sự hoàn hảo về cơ thể nhưng bất cứ ai cũng có quyền chọn lựa cách đối mặt chiến đấu hay chán nản buông xuôi. Và Nguyễn Ngọc Ký đã rất đáng khâm phục khi không những học tập được mà anh còn đạt được rất nhiều những thành công. Trong quá trình học tập, Nguyễn Ngọc Ký đã 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu bởi đã có được thành tích học tập xuất sắc năm 1962 và 1963. Sau những năm tháng miệt mài, năm 1970, Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội về quê đi dạy rồi trở thành Nhà giáo ưu tú của Việt Nam. Có thể nói rằng cái tên Nguyễn Ngọc Ký chính là động lực vượt khó để những người cùng cảnh ngộ, cùng có những mất mát sẽ không cảm thấy bế tác, bất tài vô dụng.

Nhưng chúng ta mới chỉ nhìn thấy những thành quả mà Nguyễn Ngọc Ký đạt được; mà chưa nhớ tới quá trình trước đó- quãng đường gai góc mà con người đáng khâm phục ấy đã bước qua đầy gian truân. Nói đến những tấm gương là chúng ta đang nói đến một cá nhân hay một tập thể nào đó, có những điểm sáng để chúng ta soi vào và cố gắng học hỏi theo họ. Những tấm gương đó không phải tự nhiên mà được mọi người biết đến, ngưỡng mộ. Sự thật là họ đã phải trải qua quãng thời gian không ngừng cố gắng, không ngừng chiến đấu với 100% sức lực tâm trí của bản thân. Và cuối cùng họ gặt hái được những thành công để mọi người trầm trồ thán phục.

Quay lại nhân vật có thật Nguyễn Ngọc Ký, chúng ta cảm nhận sâu sắc những gì anh đã trải qua trong quãng thời gian đầu tiên của sự nỗ lực. Không có một dáng hình trọn vẹn, nhưng anh đã không tự ti với khiếm khuyết đó. Ngược lại anh đã dùng đôi bàn chân của mình để thay thế. Đôi bàn chân của anh được mặc định là đôi tay cầm bút, viết những nét đầu nghuệch ngoạc trên nền sân. Bạn phải thử cầm bút bằng chân thì chính bạn mới thấu được những gian truân của cậu bé Ký ngày nào. Có ai đó đã từng nói rằng:”Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng”. Điều đó mặc nhiên khẳng định là con người ta không thể đạt được một chút học vấn nào nếu không có sự tận tâm chăm chỉ rèn luyện. Và để có được trái ngọt, người ta bắt buộc phải dày công chăm sóc những cái cây. Nguyễn Ngọc Ký đã dùng toàn bộ sức lực, tâm trí để bồi đắp cho con đường hoc tập của mình được thăng bằng.

Thực sự việc giữ cho chiếc bút ngay ngắn trên những ngón chân đã là rất khó khăn, trong khi anh Ký phải điều khiển sao cho chân và bút kết hợp tạo ra những nét chữ. Để viết được chữ đã khó, trong khi anh còn viết rất đẹp thì quả thực nghị lực quyết tâm trong anh thật sự rất đáng để chúng ta nể phục.Mỗi khi trái gió trở trời, những khi thời tiết thay đổi thất thường là Nguyễn Ngọc Ký gặp phải sự đau đớn từ những cơn chuột rút, đau buốt ê ẩm.

Nếu không có một tinh thần thép thì đa số chúng ta sẽ chọn cách buông bỏ. Bởi vì sự đau đớn thường là con dao cắt đứt sợi dâu cố gắng. Có người đã từng nói rằng: "khi người ta bị đau chân, người ta chỉ nghĩ đến cái chân đau của mình mà thôi". Đúng vậy, khi chính bản thân còn phải chịu đau đớn thì người ta thường không để tâm tới bất kỳ việc gì khác ngoài sự đau của mình. Vậy nhưng với Nguyễn Ngọc Ký mọi nỗi đau được đè nén lại, anh kiềm chúng và khóa lại trong một góc của cơ thể, để tinh thần học tập được tiếp tục hành trình.

Cuối cùng, anh đã chiến thắng bệnh tật, chiến thắng nỗi đau và mọi khó khăn để có những nét viết ngay ngắn thẳng hàng, sau đó là đẹp đẽ. Quả thực, người ta phải đi qua đoạn đường đầy chông gai thì tới lúc hái trái ngọt mới cảm thấy thật sự bõ công, vui sướng. Không có bất cứ một thành công nào tự tìm đến với bất cứ ai, và cuộc đời cũng không vì những thiếu sót của ai mà nhân nhượng, nương nhẹ. Tất cả đều chung một vạch xuất phát, dù điều kiện khác nhau ra sao thì đoạn đường đi cũng khó khăn như vậy. Thậm chí với những người như Nguyễn Ngọc Ký thì con đường ấy còn khó khăn gấp trăm vạn lần người bình thường. Từ nghị lực phi thường của Nguyễn Ngọc Ký, chúng ta nhớ đến một câu nói rất nổi tiếng của Benjamin Frankli: “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Cũng từ tấm gương anh Ký, ta nhìn lại bản thân ta, ta thấy xấu hổ vô cùng khi chưa làm được điều gì cả. Chúng ta được sinh ra với sự trọn vẹn của cơ thể, sống trong xã hội tiên tiến nhưng chúng ta chỉ biết hưởng thụ mà thôi.

Tấm gương hiếu học Nguyễn Ngọc Ký là một viên minh châu đầy sự kiên cường và sức bền bỉ. Qua đây, mỗi người cần tự nhìn lại bản thân mình, tự tìm ra mục tiêu để nỗ lực học tập thật tốt. Tấm gương anh Ký là bài học quý giá cho tinh thần vượt khó học tập, là lời khẳng định rằng " con người ta có thể bị tàn nhưng tuyệt đối đừng trở thành phế nhân". Ai cũng có thể trở thành một bông hoa ngát hương hoặc một cành cây khô héo, tất cả tùy thuộc vào cách nhìn và sự cố gắng của chính mỗi người.