CLB Cầu Lông B5 - Sân mới, sạch sẽ với hệ thống đèn thảm chuẩn thi đấu - 4 sân thông thoáng rộng rãi, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, thiết kế đủ tiêu chuẩn thi đấu. - Sân có hệ thố..
Danh sách các trường lân cận được phụ huynh quan tâm nhiều
Cầu đường bộ dài 420 m nối xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Bá Sái, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dự kiến khởi công tháng 12/2023.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cùng xem 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được hai bên ký kết.
Trong đó, có Hiệp định và Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam – Bá Sái, Vân Nam, Trung Quốc và về việc đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho nhân viên, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công và vật liệu xây dựng qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu để cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát, Việt Nam - Bá Sái, Trung Quốc.
Theo Hiệp định, cầu được xây dựng tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) – Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc, được làm bằng bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực theo dạng cầu dây văng tháp thấp. Chiều dài toàn cầu 420m, khổ cầu 35,3m. Trong đó làn xe cơ giới 4x3,5m; làn xe thô sơ 2x4m; lề bộ hành 2x4,5m; dải phân cách giữa cầu 2,8m; gờ lan can 2x0,5m; gờ chắn bánh xe 2x0,25m.
Cầu chính do hai bên cùng đầu tư, xây dựng. Mỗi bên tự thực hiện thi công phần cầu chính, cầu dẫn và đường dẫn của bên mình. Phía Việt Nam thi công 1/2 cầu chính gồm 50m nhịp chính và 60 nhịp biên, cầu dẫn dài 40m và đường vào cầu, chiều dài cầu bên phía Việt Nam 165,1m (tính đến đuôi mố).
Chính phủ hai nước thống nhất giao tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam thành lập Tổ công tác liên hợp xây dựng cầu đường bộ chịu trách nhiệm thỏa thuận và thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế cầu. Mỗi bên tự thiết kế công trình đường dẫn của bên mình. Công tác giám sát chất lượng công trình do hai bên cùng triển khai.
Theo đại diện tỉnh Lào Cai, Chính phủ hai nước cũng thống nhất đơn giản hóa thủ tục đối với người tham gia xây dựng, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công, vật liệu xây dựng xuất nhập biên giới Việt - Trung qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu trong thời gian xây dựng cầu. Các công việc liên quan đã được hai nước chuẩn bị từ nhiều tháng nay.
Khu vực xã Bản Vược, huyện Bát Xát nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch năm 2018. Việc xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước.
Trước đó, tháng 9/2017, Việt Nam cũng đã khánh thành và thông xe cây cầu Bắc Luân 2 nối tỉnh Quảng Ninh với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Chiều dài cầu phía Việt Nam là 154,5m; phía Trung Quốc dài 463,5m; bề rộng cầu 27,7m, thiết kế 4 làn xe chạy. Tổng mức đầu tư dự án trên 336 tỷ đồng.
Cây cầu này được kỳ vọng giảm tải lưu lượng giao thông qua cầu Bắc Luân 1, thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc); từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đối ngoại, tạo động lực phát triển cho thành phố cửa khẩu Móng Cái.
Trung Tâm Dạy Tiếng Trung Biên Hòa là địa chỉ hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo tiếng Trung tại Biên Hòa. Với chuyên môn lâu năm trong lĩnh vực giảng dạy các khóa học tiếng Trung giao tiếp, thương mại, và luyện thi chứng chỉ quốc tế HSK, phục vụ cho mọi trình độ từ sơ cấp đến chuyên sâu. Các khóa học phù hợp với mọi nhu cầu học tập của học viên bao gồm sinh viên, người đi làm, doanh nghiệp và ngân hàng, trung tâm cam kết mang lại chương trình học phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu học tập tiếng Trung của bạn.