Các công ty logistics lớn ở Việt Nam được nhiều doanh nghiệp tin tưởng vì hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường Việt Nam không thành thạo về các thủ tục giấy tờ hành chính. Các nhân sự từ các công ty Logistics sẽ hỗ trợ tư vấn hoặc nhận thực hiện chuẩn bị giấy tờ và khai báo các vấn đề liên quan đến hải quan, vận tải và giao nhận hàng. Mục đích là để hàng hóa của doanh nghiệp được vận chuyển nhanh chóng, không bị lưu kho lâu và trễ hạn.
Các tiêu chí để chọn công ty Logistics phù hợp
Không phải chỉ dựa vào các quy mô và danh tiếng của các công ty logistics lớn ở Việt nam mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ của họ. Nhiều công ty có độ uy tín cực kỳ cao nhưng lại không phù hợp với các đơn vị doanh nghiệp. Một số các tiêu chí điển hình để lựa chọn công ty logistics phù hợp:
Trên đây là tên tuổi các công ty logistics lớn ở Việt Nam được khách hàng công nhận và biết đến nhiều nhất. Hy vọng các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và so sánh các công ty phù hợp để hợp tác với doanh nghiệp của mình. Đừng quên theo dõi, ủng hộ và đồng hành cùng Dolphin Sea Air trong công cuộc thúc đẩy và đưa ngành logistics Việt Nam phát triển vững mạnh hơn nữa trong tương lai!
Nghề gốm Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)... Ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)..
Ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá... những sản phẩm cỡ trung bình như lọ hoa, tượng phật, thiếu nữ, bộ ấm trà, cà phê, bát, đĩa, chậu cảnh đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi... Những màu men gốm được ưa chuộng là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ, men chảy. Hoạ tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo ngồi trên mình trâu, cây đa cổng làng, mái chùa hồ sen, thiếu nữ gảy đàn... Hàng gốm Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường quốc tế.
Cây tre, cây song và cây mây là đặc sản của xứ sở Việt Nam nhiệt đới. Ba loại cây này trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những người thợ thủ công làm hàng mây tre đan. Hàng mây tre đan Việt Nam đã có mặt ở Hội chợ Pari năm 1931. Đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã đi khắp năm châu, được khách hàng ưa chuộng. Với bàn tay khéo léo của những người thợ, những thân cây tưởng như vô dụng đã trở thành những đĩa bày hoa quả, lẵng hoa, bát hoa, làn, giỏ, khay, lọ hoa, chao đèn, bộ salon tủ sách... Ưu điểm của hàng mây tre đan là: nhẹ, bền, không mọt.
Trên thế giới nhiều nước làm hàng sơn mài. Một số nước trồng được cây sơn, nhưng chỉ có cây sơn Việt Nam trồng ở đất Phú Thọ là có giá trị nhất. Nhựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi khác. Chính vì vậy, hàng sơn mài Việt Nam đã nổi tiếng đẹp lại bền.
Thế kỷ thứ 18 ở Thăng Long (Hà Nội hiện nay) đã có phường Nam Ngư chuyên làm hàng sơn. Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Dần dần do khoa học kỹ thuật phát triển, bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, tạo cho sản phẩm sơn mài đẹp lộng lẫy và sâu thẳm. Ngày nay các mặt hàng sơn mài như tranh treo tường, lọ hoa, hộp đồ nữ trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bình phong... đã trở thành mặt hàng không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Người thợ khảm dùng những mảnh có vân ngũ sắc vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để khảm (gắn) lên các đồ vật. Công việc của thợ khảm khá tỷ mỷ và qua nhiều công đoạn: Vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm (gắn) lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Bức tranh khảm hiện lên trên mặt đồ vật với nhiều màu sắc lung linh. Từ chiếc hộp gỗ, cái khay, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh treo tường... bằng gỗ đều có thể khảm trai. Việt Nam có 3.260km bờ biển, nguồn nguyên liệu của nghề khảm trai là vô tận.
Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm khắc đá đã làm ra nhiều sản phẩm có giá trị như vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật, tượng thiếu nữ, hoa lá và cây cảnh, các con vật đáng yêu như mèo, chim công...
Nghề chạm khắc đá có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng là ở Đà Nẵng. Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là các làng Quan Khái, Hoà Khê, dân làng có nghề chạm khắc đá truyền thống.
Người thợ thêu Việt Nam rất khéo tay, họ biết cách hoà sắc hàng chục loại chỉ mầu cho một bức thêu.
Các loại hàng thêu rất đa dạng, mẫu thêu ngày càng phong phú: Hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, đôi chim tùng hạc, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung... Tùy theo ý nghĩa của từng đồ dùng mà người thợ thêu chọn mẫu. Có loại mẫu thêu dành cho áo sơ mi, có loại mẫu thêu dành cho áo gối, có loại để thêu áo kimono, có loại để thêu khăn trải bàn, khăn phủ giường, tranh treo tường...
Nghề thêu ren có từ lâu đời, ở nhiều địa phương nhưng có lẽ bắt nguồn từ làng Quất Động (Hà Tây). Trong danh mục các tên phố cổ của Hà Nội có tên phố Hàng Thêu chuyên bán các đồ thêu (nay là đoạn cuối phố Hàng Trống giáp với phố Lê Thái Tổ). Ngoài ra, hiện nay hệ thống cửa hàng tranh thêu lụa XQ cũng giúp du khách hiểu thêm và cảm nhận một phần về văn hóa Việt Nam và tài năng của những người thợ thêu.
Nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ đã có ở Việt Nam từ lâu và đã đạt đến trình độ khá cao. Sau một thời gian mai một, từ đầu những năm 80, nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ lại được phát triển mạnh mẽ vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa để xuất khẩu. Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ chủ yếu là tượng gỗ, bàn ghế, tủ, sập (giường)... Các công ty gỗ mỹ nghệ trong cả nước với đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật. Nghề kim hoàn Từ thế kỷ thứ 2, người Việt Nam đã biết dùng vàng bạc để làm đồ trang sức. Trong nghề kim hoàn có ba nghề khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau. Đó là nghề chạm: Chạm, trổ những hình vẽ, hoa văn trên mặt đồ vàng, đồ bạc. Nghề đậu: Kéo vàng, bạc (sau khi đã nấu chảy) thành sợi dài rồi uốn ghép thành những hình hoa, lá, chim muông, gắn lên các đồ trang sức. Nghề trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ trang sức mà không cần chạm trổ.
Các mặt hàng từ vàng, bạc rất đa dạng: Nhẫn, vòng, dây chuyền, hoa tai, bộ đồ ăn (dao, phuốc-xét, thìa) bộ ly uống rượu, khung gương, hộp phấn, lược, chân cây nến... và đã được xuất khẩu đi nhiều nước. Nghề vàng được bắt nguồn từ làng Định Công (Hà Nội) và nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xâm (Thái Bình). Hà Nội ngày nay vẫn có phố Hàng Bạc, phố này từ xa xưa chuyên chế tác và mua bán vàng bạc. Ngày nay các cửa hiệu vàng bạc có ở khắp nơi trên đất nước.
Tìm hiểu về dịch vụ Logistics
Mọi người thường biết đến cụm từ chuyên ngành Logistics, tuy nhiên vẫn chưa tìm hiểu sâu về ý nghĩa cũng như các dịch vụ cung cấp nhằm mục đích gì. Khi hiểu rõ về dịch vụ Logistics, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn các công ty logistics chất lượng ở Việt Nam, từ đó có thể sử dụng dịch vụ phù hợp.
Theo Điều 233 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa, Logistics là cụm từ để diễn tả quá trình cụ thể của một chuỗi cung ứng hàng hóa. Chính chuỗi cung ứng hàng hóa này sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, thẩm định chất lượng, cho đến cuối cùng là phân phối hàng hóa đến được tay người dùng.
Đồng thời, chúng ta cũng có một số khái niệm mới về dịch vụ Logistics ngược. Đây là quá trình lên kế hoạch, quản lý sản phẩm được thu hồi từ nơi phân phối, tiêu thụ quay ngược về lại nơi sản xuất ban đầu để đến tái sử dụng vật liệu. Logistics Ngược đồng nghĩa với hoạt động thu hồi, sửa chữa, nâng cấp và tái chế hàng hóa/ vật liệu.
Dịch vụ logistics hiện nay được định nghĩa là các dịch vụ thương mại. Các đơn vị kinh doanh sẽ thực hiện và kiêm nhiệm nhiều quy trình công việc như: nhận hàng, vận chuyển hàng hóa đến nơi cần giao, lưu kho hàng hóa, lưu bãi, thực hiện các thủ tục để thông quan hàng hóa, chuẩn bị các giấy tờ khác, tư vấn cho khách, đóng gói sản phẩm, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan. Việc hưởng thù lao sẽ theo thỏa thuận của đơn vị kinh doanh với khách hàng/doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải công ty vận tải logistics nào ở Việt Nam cũng có chuỗi dịch vụ trọn gói này. Đa số các công ty sẽ chỉ đủ điều kiện để cung cấp và đáp ứng được dịch vụ 1 phần trong chuỗi logistics lớn. Ví dụ cụ thể, công ty Dolphin Sea Air chỉ cung cấp dịch vụ giao - nhận vận tải nội địa và quốc tế thông qua loại hình vận tải biển, đường bộ, đường hàng không. Đây cũng chỉ là quy trình cuối cùng trong chuỗi logistics cung ứng hàng đến nơi người mua.